Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con người, súc vật đã trở thành sản phẩm chăn nuôi hoặc thú nuôi phổ biến trong nhà của con người như trâu, bò ... Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trâu, bò thả rông gây ra?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trâu, bò thả rông gây ra:
1.1. Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trâu, bò thả rông gây ra:
Hiện nay có thể nói, tình trạng trâu bò thả rông dọc theo các tuyến đường giao thông trên địa bàn ở các tỉnh thành phố đã trở thành một vấn nạn lớn, gây mất mỹ quan đô thị và gây ra những hình ảnh xấu, kéo theo đó là những rủi ro không đáng có cho những người tham gia giao thông, ngoài ra còn dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn bao nhiêu tai họa khôn lường cho những chủ thể khác. Vì thế pháp luật đã đặt ra những chế định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trâu bò thả rông. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Chủ thể nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trâu bò thả rông gây ra? Để trả lời được câu hỏi này, căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành có ghi nhận về vấn đề bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra, cụ thể như sau:
– Các đối tượng là chủ sở hữu súc vật sẽ cần phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, người chiếm hữu và sử dụng súc vật sẽ cần phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu và sử dụng súc vật đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì khi đó người thứ ba sẽ phải là chủ thể tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu như người thứ ba và chủ sở hữu cũng có lỗi thì khi đó hai bên cần phải tiến hành hoạt động liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra;
– Trường hợp súc vật bị chiếm hữu và sử dụng trái với quy định của pháp luật mà gây ra thiệt hại, thì khi đó người chiếm hữu và sử dụng súc vật trái quy định của pháp luật sẽ cần phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại, khi chủ sở hữu và người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để giúp vật bị chiếm hữu và sử dụng trái quy định của pháp luật thì các chủ thể này cũng cần phải tiến hành hoạt động biến đổi bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do súc vật đó gây ra;
– Đối với trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại thì khi đó, các đối tượng được xác định là chủ sở hữu súc vật hợp pháp sẽ cần phải tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại theo tập quán nhưng không được trái quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội, không đi ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
1.2. Các loại thiệt hại phải bồi thường do trâu, bò thả rông gây ra:
Khi trâu bò thả rông gây ra thiệt hại, thì những chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ cần tại thanh toán các loại thiệt hại, cụ thể như sau:
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Có rất nhiều trường hợp trâu bò thả dông gây ra thiệt hại về tai nạn giao thông. Đa phần các thiệt hại giao thông sẽ đi kèm với những thiệt hại về phương tiện giao thông của người bị hại. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có kèm theo những loại tài sản khác. Việc các tài sản này bị hư hỏng và hủy hoại chính là căn cứ để xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015, thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ bao gồm:
– Tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dẫn đến không còn khả năng sử dụng;
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng và khai thác các loại tài sản đó bị mất đi hoặc bị giảm sút;
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại do gia súc gây ra;
– Các thiệt hại khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Đây được coi là loại thiệt hại đa phần xuất hiện trong những vụ tai nạn. Khi trâu bò thả rông ra đường có thể gây ra thiệt hại về sức khỏe cho các chủ thể trong quá trình lưu thông. Thương tật và sức khỏe bị giảm sút đáng kể nhưng chưa đến mức tử vong, khi đó thì loại trách nhiệm này sẽ được đặt ra. Nhìn chung thì chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa và phục hồi sức khỏe của người bị hại, chi phí để bồi dưỡng các chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm suốt của người bị thiệt hại, nếu như thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của các lao động cùng loại theo quy định của pháp luật;
– Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian mà họ tiến hành hoạt động điều trị, nếu như người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại sẽ bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Và các thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Thứ ba, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Không thể tránh khỏi hiện tượng trâu bò thả rông ra đường gây thiệt hại về tính mạng của người khác. Thiệt hại về tính mạng dẫn đến tử vong được coi là loại thiệt hại lớn nhất khi tai nạn xảy ra. Nó sẽ cướp đi sinh mạng của những chủ thể, thậm chí là còn gây ra những hậu quả về tinh thần cho gia đình của người bị hại. Các chi phí bồi thường sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định của pháp luật cùng với các chi phí hợp lý cho việc mai táng người bị hại;
– Các loại tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, và một số điện thoại khác theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tinh thần cho gia đình của người bị hại mà họ phải gánh chịu trước sự mất mát của người thân.
2. Mức xử phạt đối với hành vi thả rông trâu, bò nơi công cộng:
Hiện nay có thể thấy, việc thả rông trâu bò nơi công cộng được coi là hành vi đáng báo động gây ra những thiệt hại khó lường. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 hiện hành có ghi nhận: không được phép thả rông gia súc trên đường bộ, trường hợp người dắt súc vật tham gia giao thông trên đường bộ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật, cái đó phải cho gia súc đi sát nó biết đường và phải đảm bảo vệ sinh trên đường bộ, riêng đối với trường hợp cần cho gia súc đi ngang qua đường thì chủ sở hữu gia súc cần phải quan sát và chỉ được phép qua đường khi thấy đủ điều kiện an toàn, không gây thiệt hại cho các chủ thể khác và không được phép dẫn gia súc đi vào phần đường dành cho các loại xe cơ giới. Như vậy thì có thể thấy, những trường hợp thả rông vật nuôi và thả rông gia súc hoàn toàn có thể gây ra hiện tượng tai nạn giao thông kéo theo đó là những hành vi vi phạm pháp luật không đáng có.
Căn cứ theo quy định Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi thả rông gia súc, mà cụ thể ở đây là thả rông trâu bò nơi công cộng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
– Gây mất trật tự ở những nơi công cộng, ví dụ như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
– Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng khác.
3. Hành vi thả rông trâu, bò có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đối với các chủ thể khi có hành vi thả rông trâu bò ra đường, khiến trâu bò gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ, thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Lỗi của người phạm tội được xác định trong cấu thành tội phạm là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả. Trong trường hợp vô ý vì quá tự tin, người phạm tội nhận thức hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra nhưng thực tế hậu quả đó vẫn xảy ra. Còn trong trường hợp vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó.
Điều luật này quy định hai khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên.
Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự rất khó có thể xảy ra, bởi tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, sẽ không có người nào đứng ra nhận là chủ của vật nuôi. Do đó việc bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn trong trường hợp này rất khó khăn, đây cũng là vấn đề còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội, bởi mỗi khi xảy ra một vụ tai nạn nào đó, để tránh kéo theo rắc rối cho bản thân mình, thì người chủ sở hữu thực sự của gia súc còn né tránh, không nhận trách nhiệm thuộc về mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.