Sửa đổi quy định tại khoản 8, điều 8, Luật cạnh tranh tạo cho môi trường cạnh tranh thêm lành mạnh.
Sửa đổi quy định tại khoản 8, điều 8, Luật cạnh tranh theo hướng quy định chế tài riêng cho loại hành vi “thông đồng để 1 hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ” cho phù hợp với tính chất nguy hiểm của chúng đối với nền kinh tế. Hiện tượng thông đồng trong đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đã xuất hiện những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) theo cả chiều ngang và chiều dọc. Như đã phân tích đối với những dự án có quy mô lớn phải công khai vơi mức độ cao thường xuất hiện hình thức đấu thầu khép kín, thực chất đây là một loại thỏa thuận theo chiều dọc, không những là sự thỏa thuận của các doanh nghiệp với nhau mà còn là sự thỏa thuận của các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Hiện tượng này đã có tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của nước ta trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn ở các dự án quy mô nhỏ hơn thường xuất hiện hình thức thỏa thuận giữa các nhà đấu thầu với quân xanh quân đỏ
Đối với loại hành vi này các quốc gia trên thế giới quy định khá nghiêm ngặt. Hầu hết các nước đều xử lí loại hành vi này nặng hơn các thỏa thuận ngang khác, vì tính gian lận của nó và đặc biệt là hậu quả nghiêm trọng của nó gây ra. Ở Trung Quốc quy định “phạt tiền từ 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ”. Đối với các quốc gia chưa ban hành
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thậm chí nhiều nước còn coi hành vi này là vi phạm pháp luật hình sự và chủ thể tham gia thông đồng đấu thầu phải chịu mức hình phạt khá nặng, như ở Kenya, đấu thầu thông đồng được coi là VPPL hình sự và có thể bị kết án đến 3 năm tù trong trường hợp có 2 hay nhiều người dự thầu mua bán hàng hóa, dịch vụ cùng mức giá hay cùng điều kiện đã được thỏa thuận trước đó giữa họ, trừ trường hợp liên danh thầu công khai và được người mời thầu chấp nhận
Bằng những phân tích trên đây có thể thấy hành vi thỏa thuận đấu thầu thông đồng gây tác hại rất lớn cho môi trường cạnh tranh và như vậy cần phải xử lí một cách nghiêm khắc. Trong khi hình thức xử phạt cao nhất và áp dụng chung cho mọi hành vi thỏa thuận hiện hành là phạt tiền được quy định tại khoản 1, điều 118 Luật cạnh tranh quy định “phạt tối đa 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm”. Do đó cần phải quy định 1 chế tài riêng cho loại hành vi này để phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thì quy định này góp phần tạo ra 1 cơ chế hạn chế và tiến tới loại bỏ hành vi đấu thầu thông đồng 1 cách hiệu quả.