Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương với trung ương?
Hệ thống cơ quan nhà nước ở Việt Nam ta hiện nay được xây dựng theo các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, mỗi cấp chính quyền mang những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Để thống nhất quản lý giữa các cấp quản lý với nhau, thì Nhà nước đã xây dựng nguyên tắc tập trung dân chủ. Và nguyên tắc tập trung dân chủ này được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có sự phục tùng cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương.
Luật sư
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Điều 8
Trong quản lý hành chính nhà nước, tập trung nhằm bảo đảm thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất. Tuy nhiên, bảo đảm tập trung dân chủ không đồng nghĩa với sự độc đoán, quan liêu mà cần phải hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật. Phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ việc bảo đảm cả hai yếu tố tập trung và dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng phát triển. Và nếu không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.
Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, tập trung là việc thâu tóm quyền lực Nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật thống nhất; dân chủ là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể, cá nhân; phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.
Tập trung dân chủ có biểu hiện rất phong phú, đa dạng trong mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý, trong vấn đề tổ chức bộ máy và cả vấn đề hoạt động. Đây là nguyên tắc mà các biểu hiện của nó được ghi nhận khá cụ thể trong các quy định của pháp luật. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện ở các nội dung như: Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương; việc phân cấp quản lý; hướng về cơ sở và sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương với trung ương
Hiện nay, hệ thống hành chính nhà nước được tổ chức để đảm bảo sự thông suốt từ trên xuống cơ sở. Hệ thống hành chính ở nước ta hiện được chia thành hai nhóm, đó chính là Bộ máy hành chính trung ương, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước trung ương có vai trò quan lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước và bộ máy hành chính địa phương bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Phân theo chức năng thì cơ cấu tổ chức được phân định theo chức năng và chuyên môn hóa, tạo thành những cơ quan quản lý các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền hành chính nhà nước. Bộ máy hành chính trung ương chia ra thành các bộ; bộ máy hành chính địa phương các cấp chia ra thành nhiều đơn vị với các tên gọi và thẩm quyền khác nhau. Cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy chính chính nhà nước được phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn, đây chính là cấu trúc bên trong của từng cơ quan hành chính thực hiện chức năng quan lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau.
Phục tùng được hiểu là làm theo mệnh lệnh, yêu cầu của một chủ thể nào đó, thông thường chủ thể này là cấp trên- người có quyền hạn và địa vị cao hơn người được yêu cầu. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương với trung ương được hiểu là việc cấp dưới làm theo mệnh lệnh của cấp trên, cơ quan ở địa phương thực hiện theo các mệnh lệnh, chỉ thị của cơ quan ở cấp trung ương.
Sự phục tùng giữa cơ quan cấp dưới và cơ quan cấp trên, giữa địa phương và trung ương biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động; đòi hỏi tất cả yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và địa phương phải có nghĩa vụ thực hiện với điều kiện các yêu cầu, mệnh lệnh ở đây là phù hợp với những quy định của pháp luật (sự phục tùng mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật).
Để đảm bảo tính dân chủ thì cấp trên, trung ương phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và về các vấn đề khác của quản lí hành chính Nhà nước; phải tạo mọi điều kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động… để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bộ máy Nhà nước luôn được đảm bảo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, vì vậy, sự phục tùng của cấp dưới sẽ là nền tảng nhằm nâng cao chức năng, trách nhiệm của cấp trên, góp phần làm tăng chức năng theo chiều dọc của bộ máy hành chính nhà nước.
Thủ tướng Chính Phủ chính là người đứng đầu Chính phủ và lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm tính dân chủ. Bộ trưởng vừa phải thực hiện những yêu cầu của Thủ tướng vừa có quyền quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những công việc do Bộ trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng do Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Việc này giúp cho Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ vừa hoạt động thống nhất dưới sự chỉ đạo của Chính phủ vừa có thể phát huy tính sáng tạo trong hoạt động quản lý.
Ở địa phương, thì Ủy ban nhân dân là tên gọi chung của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân tạo nên một yếu tố thứ bậc trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta. Mỗi cấp hãnh thổ có một Ủy ban nhân dân và được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp đó. Mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân các cấp và giữa ủy ban nhân dân các cấp với Chính phủ là mối quan hệ cấp trên, cấp dưới và trật tự thứ bậc theo hình chóp.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phục tình Chủ phủ đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; tương tự thì Ủy ban nhân dân cấp xã phục tùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; và Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính thấp nhất trong hệ thống cơ quan hành chính ở địa phương. Trong Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có các cơ quan chuyên môn, đây là những cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý của mình. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng quan Liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương cấp dưới.