Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng, là một công cụ không thể thiếu để điều chỉnh những quan hệ đã và đang phát sinh mà cần có pháp luật điều chỉnh. Vậy nên, ngành luật là một ngành đào tạo được khá nhiều người quan tâm. Vậy sự khác nhau giữa trung cấp pháp lý và trung cấp luật như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Sự khác nhau giữa trung cấp pháp lý và trung cấp luật:
Sự khác nhau giữa trung cấp pháp lý và trung cấp luật được thể hiện như sau:
1.1. Về mục tiêu đào tạo:
– Đối với trung cấp luật:
Mục tiêu đào tạo của trung cấp luật là đào tạo chuyên môn về ngành Luật, giúp người học có kiến thức tổng hợp về hệ thống Pháp luật Việt Nam. Từ đó, Có khả năng hiểu, nắm bắt và phân tích được những quy định của Pháp luật như các luật dân sự,
– Trung cấp Pháp lý:
Mục tiêu đào tạo của trung cấp pháp lý là đào tạo chuyên sâu về những lý lẽ hoạt động trong các bộ môn Luật, thiên về đào tạo cho người học hiểu và phân tích được những quy định của pháp luật, vận dụng được những quy định của Pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý, các nhiệm vụ có liên quan đến Pháp luật của các cơ quan, tổ chức.
1.2. Về việc làm sau khi học:
– Đối với trung cấp luật:
Sau khi học xong trung cấp luật, người học có thể học nâng cao để trở thành cử nhân luật và có thể làm việc tại cơ quan nhà nước với những chức danh như: thẩm tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,…. Làm việc tại các cơ quan của nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan công an, Cơ quan thi hành án, Một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, Các tổ chức Kinh tế – Chính trị – Xã hội trong và ngoài nước,…
Ngoài ra, người học trung cấp luật có thể trở thành Luật sư, cố vấn pháp lý, công chứng viên, chuyên viên pháp lý, giáo viên giảng dạy các môn liên quan đến ngành Luật, bộ phận pháp chế, bộ phận thanh tra của tất cả các bộ, sở, ban ngành…
– Đối với trung cấp pháp lý:
Học trung cấp pháp lý sẽ làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, tại các tổ chức xã hội cung ứng các dịch vụ pháp lý như: văn phòng công chứng, hội luật gia, đoàn luật sư,…tại các bộ phận hỗ trợ, bộ phận pháp chế, làm các công tác tham mưu pháp luật cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Với các công việc như: nghiên cứu văn bản pháp luật, nắm rõ nội dung dịch vụ, chính sách để tư vấn cho khách hàng; Soạn thảo giấy tờ, hồ sơ pháp lý, hợp đồng; chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, đăng ký hoàn thiện hồ sơ, xử lý tranh chấp; xây dựng, soạn thảo các quy chế, quy trình, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động tổ chức, làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, đối tác về các vấn đề liên quan đến pháp luật; tìm hiểu, kiểm tra tính pháp lý của đối tác, Tư vấn đầu tư và quản lý đầu tư các dự án bất động sản.
2. Các hình thức đào tạo trung cấp pháp lý:
Hầu hết đối với các trường đào tạo hệ trung cấp ngành Pháp lý đều chú trọng trang bị cho người học các kiến thức về pháp luật một cách hệ thống và chuyên sâu về những vấn đề lý luận trong hoạt động pháp luật, giúp người học nắm vững những quy định của pháp luật nhà nước vào thực tiễn thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý và các công tác khác có liên quan đến pháp luật.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đào tạo Trung cấp Pháp lý, và tùy điều kiện từng trường mà mỗi trường sẽ tổ chức những hình thức đào tạo khác nhau. Nhìn chung có 2 hình thức đào tạo được nhiều trường áp dụng nhất hiện nay đó là hình thức đào tạo chính quy tập trung và hình thức đào tạo online từ xa.
– Đối với hình thức đào tạo chính quy tập trung
+ Thời gian: Thường học vào các buổi tối hoặc thứ bảy, chủ nhật
+ Địa điểm: Học trực tiếp tại cơ sở đào tạo
+ Đối tượng học: Những người chưa có kinh nghiệm về ngành Pháp lý, muốn bổ sung kiến thức thực tế.
– Đối với hình thức đào tạo online từ xa:
+ Phương pháp học: chủ yếu là tự học.
+ Thời gian và địa điểm: Học viên được linh động thời gian và địa điểm học tập, có thể học mọi thời điểm, ở mọi chỗ, không cần đến trường.
+ Đối tượng: phù hợp cho những đối tượng học viên đã có kiến thức và kinh nghiệm trong ngành này mà không có nhiều thời gian đến lớp.
– Một số trường ở Việt Nam đào tạo trung cấp pháp lý như:
+ Trường Trung cấp Việt Hàn, địa chỉ số 485 Phạm Văn Chiêu, Phường13, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
+ Trường Trung cấp Đông Á, địa chỉ 136 Lê Lợi, TP Quảng Ngãi.
+ Trường Trung cấp Công Nghệ Bách Khoa TP. HCM (BKI) địa chỉ 241 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, hầu như các trường đều áp dụng phương pháp học đi đôi với hành, thiết kế nội dung giảng dạy bám sát thực tế, chú trọng kỹ năng nghề, ứng dụng thực hành là chính. Xây dựng một chương trình học dựa trên môi trường thực tế đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng.
Cơ hội việc làm ngành Luật lúc nào cũng rất nhiều, việc có tấm bằng Đại học Luật chính quy đối với nhiều người lại vượt quá khả năng vì điểm chuẩn vào các trường Luật là khá cao. Vậy nên, để vẫn có thể theo được ngành Luật mà không lo về điểm chuẩn, nhiều người đã lựa chọn học trung cấp rồi liên thông lên Đại học, mất khoảng 4,5 năm, trong khi đó học Đại học cũng đã hết 4 năm, thời gian chênh lệch cũng không quá lớn.
Hơn nữa, theo quy định của Bộ Giáo dục, việc học liên thông từ Trung cấp để có tấm bằng Đại học chính quy trở hiện nay không quá khó khăn và là sự lựa chọn rất hữu ích cho người muốn học Luật. Có thể khẳng định việc tốt nghiệp Trung cấp Luật, sau đó sinh viên chỉ phải thi liên thông lên Đại học dễ hơn rất nhiều so với kì thi Đại học thông thường với tỉ lệ chọi là khá lớn.
Bên cạnh đó, mức lương đối với ngành Trung cấp Pháp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí làm việc, khu vực làm việc, môi trường làm và kinh nghiệm, mức lương này sẽ tăng lên theo năng lực và mức độ cống hiến của mỗi cá nhân đối với cơ quan công tác.
3. Đối tượng đủ điều kiện và thủ tục học trung cấp:
3.1. Đối tượng đủ điều kiện học trung cấp:
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng được dự tuyển đăng ký học trung cấp bao gồm:
– Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.
Như vậy chỉ cần là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên thì đủ điều kiện học trung cấp.
3.2. Thủ tục học trung cấp:
– Hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trung cấp bao gồm:
+ Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu
+ Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ cần thiết khác tùy theo tiêu chuẩn đào tạo và yêu cầu của từng trường.
– Các hình thức đăng ký dự tuyển
+ Đăng ký trực tiếp:
++ Điền vào phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp
++ Nộp phiếu đăng ký dự tuyển tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hoặc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trực tiếp tại trường đăng ký dự tuyển
++ Nộp trực tiếp cho trường đăng ký dự tuyển hoặc gửi qua đường bưu điện theo yêu cầu của trường dự tuyển.
+ Đăng ký trực tuyến (online):
++ Trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Địa chỉ tại: http://tuyensinh.gdnn.gov.vn
++ Trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trên các trang thông tin điện tử của các trường;
+ Đăng ký trực tuyến (online) qua Ứng dụng “Chọn nghề” được cài đặt trên các thiết bị di động
– Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
+ Các trường công bố phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển và lệ phí tuyển sinh trên trang của trường hoặc các phương tiện khác. Việc công bố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có thể đăng ký dự tuyển, cũng là đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh của trường.
+ Thí sinh tìm hiểu thông tin về trường mình muốn đăng ký học, nộp hồ sơ theo yêu cầu của trường, chú ý đến thời gian đăng ký để tránh bỏ lỡ. Ngoài ra thí sinh cũng cần tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin ngành học, quy chế đào tạo, học phí xem xét có phù hợp với điều kiện của bản thân hay không để đăng ký.
– Quyết định 1528/QĐ-BTP 2016 về đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật
Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy chế và chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, cao đẳng