FDI là gì? PFI là gì? Sự khác nhau giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp? So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài PFI?
Đối với một quốc gia, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nhất định. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Vậy tại sao người ta lại phân thành hai loại đầu tư? Điểm giống và khác nhau giữa hai loại đầu tư này như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các điểm giống nhau:
Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014.
“Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.”
Luật đầu tư 2014 ghi nhận tại Điều 3 như sau:
“13. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTT FDI): là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư, là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án ở một quốc gia khác và giành quyền điều hành trực tiếp với dự án mà họ đầu tư hoặc cũng có thể hiểu là hình thức đầu tư sang một nước khác mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án nhằm giành đc quyền điều hành trực tiếp đối với các dự án mà họ bỏ vốn. Ví dụ: Cho vay tiền.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (ĐTGT PFI) là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Đầu tư gián tiếp nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI, là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn. Ví dụ: Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Các hình thức đầu tư gián tiếp bao gồm: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan.
Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư: Lợi nhuận tương đối ổn định, có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau. Về khó khăn thì chủ đầu tư không phải điều hành hoạt động sử dụng vốn nên lợi ích thu được thường thấp.
Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên nhận đầu tư:
+Về thuận lợi thì bên nhận đầu tư chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư. Nếu bên nhận đầu tư là chính phủ huy động qua trái phiếu quốc tế, thường sử dụng vốn đầu tư cho dự án đầu tư lớn. Nếu bên nhận đầu tư là doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro của hoạt động đầu tư qua các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư.
+Về khó khăn thì nếu là nguồn vốn tư nhân thì hạn chế khả năng hút vốn vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức góp vốn tối đa. Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí tiên tiến, có thể bị lệ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước. Hiệu quả đầu tư hoàn toàn phụ thuộc trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư, nếu trình độ quản lí của bên nhận đầu tư kém, cỏ thể làm tăng gánh nặng nợ cho tương lai.
Cả hai hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đều đơn thuần là hợp đồng đầu tư vốn ra nước ngoài, FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này; Đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư.
2. Sự khác nhau giữa FDI và FPI:
Bên cạnh một số điểm giống nhau như trên, hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài còn có những điểm khác biệt sau:
2.1. Về hình thức đầu tư:
-FDI: Đầu tư nước ngoài trực tiếp.
-FPI: Đầu tư nước ngoài gián tiếp.
2.2. Về quyền kiểm soát:
-FDI: Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.
-FPI: Mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp. Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanh.
2.3. Về phương tiện đầu tư:
-FDI: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước.
-FPI: Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10%.
2.4. Về rủi ro và lợi nhuận:
-FDI: Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn, nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỉ lệ phần góp của mình
-FPI: Rủi ro ít, bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch.
2.5. Về mục đích đầu tư:
-FDI: Đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm soát. Hình thức biều hiện của hình thức đầu tư này là vốn đi kèm với hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di chuyển sức lao động quốc tế. Mục đích trực tiếp thực hiện hợp đồng kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
-FPI: Đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một khoảng lợi nhuận tương lai dưới dạng cổ tức, trái tức hoặc phần chênh lệch giá, hướng tới lợi nhuận hoặc có nhiều khi mang yếu tố màu sắc chính trị(khi đầu tư còn có các điều kiện ràng buộc hoặc có các chỉ tiêu tăng trưởng). Hình thức biều hiện của hình thức đầu tư này chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ trực tiếp sang nước tiếp nhận đầu tư. Mục đích hưởng lợi tức sinh ra từ cổ phần, phần vốn góp của mình trong chức kinh tế.
2.6. Tổ chức quản lý:
– FDI: nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn sẽ quản lý và tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.
– FPI: bên nhận đầu tư sẽ quản lý và sử dụng nguồn vốn để hiểu hành và hoạt động
2.7. Xu hướng đầu tư:
– FDI: Hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển.
– FPI: Hướng đầu tưừ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển
2.8. Chủ thể đầu tư:
– FDI:là tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư và muốn thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.
– FPI: là các tổ chức cá nhân hoặc có thể là chính phủ và các tổ chức quốc tế khác.
2.9. Về Đăng ký góp vốn:
– FDI: Không có quy định.
– FPI: Nhà đầu tư thuộc Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014. phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn.
“1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.”
Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.”
Tóm lại, nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất và nguồn vốn FPI có tác động kích thích thịt trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới. Việt Nam là một nước có được một sự ưu đãi đặc biệt từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang từng bước cải thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần một lượng vốn lớn dành cho phát triển, vừa để phục hồi kinh tế, vừa để dành cho những mục tiêu sắp tới. Do đó, nguồn vốn FPI đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam mặc dù cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường.