Hai khái niệm "phạm nhiều tội" và "phạm tội nhiều lần" thường được sử dụng để mô tả các tình huống khác nhau và mang lại hậu quả pháp lý khác nhau cho đối tượng liên quan. Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm “phạm nhiều tội” và “phạm tội nhiều lần”:
1.1. Khái niệm “phạm nhiều tội”:
Phạm nhiều tội được hiểu là việc thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Mỗi hành vi phạm tội cấu thành một tội phạm độc lập hoặc người phạm tội chỉ thực hiện duy nhất một hành vi nhưng hành vi đó lại cấu thành nhiều tội phạm khác nhau.
1.2. Khái niệm “phạm tội nhiều lần”:
Phạm tội nhiều lần được hiểu là trường hợp người phạm tội đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Những hành vi đó đều xâm phạm cùng một khách thể, cấu thành cùng một loại tội phạm và chưa có hành vi nào bị tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, các hành vi đó vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử.
Đối với những trường hợp phạm từ hai tội trở lên, với các tội được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật Hình sự, chỉ khi các điều tương ứng trong phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định riêng mới có thể được coi là phạm tội nhiều lần.
2. Sự khác biệt giữa “phạm nhiều tội” và “phạm tội nhiều lần”:
Căn cứ theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần có những điểm khác biệt sau:
Tiêu chí | Phạm nhiều tội | Phạm tội nhiều lần |
Khái niệm | Phạm nhiều tội là khi một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội, mỗi hành vi phạm tội lại cấu thành một tội phạm độc lập hoặc người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi và hành vi đó cấu thành nhiều tội phạm khác nhau. | Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, những hành vi đó xâm phạm cùng một khách thể, cấu thành cùng một tội phạm và chưa có hành vi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi đó đều chưa hết thời hiệu để bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Bản chất | Là đặc điểm của hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản. | Là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. |
Phạm vi | Phạm tội liên tục chỉ tồn tại trong một số tội danh chẳng hạn như tội bức tử, tội hành hạ người khác, tội đầu cơ… | Người phạm tội đều có thể phạm tội nhiều lần đối với bất kỳ loại tội phạm nào nếu hành vi phạm tội đó chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị bắt giữ và tiếp tục có hành vi phạm tội tương tự. |
Đặc điểm | Không phải hành vi nào cũng cấu thành tội phạm. Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm. Chỉ khi một loạt các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của phạm tội liên tục mới có đủ chứng cứ để cấu thành một tội phạm độc lập. | Nếu tách từng hành vi phạm tội riêng lẻ ra thì mỗi hành vi ấy đều đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập. |
Quy định trong Bộ luật hình sự | Tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội (kể cả cấu thành tội phạm hoặc không cấu thành tội phạm) tổng hợp thành một tội phạm quy định trong một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự. | Tất cả các hành vi phạm tội đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự. |
Khách thể bị xâm phạm | Hành vi phạm tội xâm phạm vào nhiều khách thể khác nhau. | Hành vi phạm tội xâm phạm cùng một khách thể. |
Thời điểm thực hiện các hành vi | Các hành vi có thể được thực hiện tại các thời điểm khác nhau hoặc vào cùng một thời điểm. | Các hành vi xảy ra vào các thời điểm khác nhau. |
Quyết định hình phạt | Việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 55 và 56 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cơ quan, người có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định tội danh và hình phạt đối với từng hành vi, sau đó tổng hợp hình phạt của bản án. | Chỉ bị xét xử về một tội danh, nhưng bị xem xét quyết định hình phạt ở tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt. |
Hậu quả pháp lý | Có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, có hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thiệt hại gây ra cho xã hội do hành vi phạm nhiều tội gây ra sẽ ít hơn so với hành vi phạm tội nhiều lần. | Người gây ra hành vi phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về những hành vi đã gây ra. Thiệt hại gây ra cho xã hội do hành vi phạm tội nhiều lần gây ra sẽ lớn hơn nhiều so với hành vi phạm nhiều tội. |
3. Quyết định hình phạt của “phạm nhiều tội” và “phạm tội nhiều lần”:
3.1. Trường hợp “phạm nhiều tội”:
Đối với hành vi “phạm nhiều tội”, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, quyết định tội danh và hình phạt đối với từng hành vi cụ thể, sau đó tổng hợp hình phạt của bản án. Điều 55 và 56 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cụ thể về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau:
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
– Đối với hình phạt chính:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên là tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015;
+ Nếu các hình phạt đã tuyên án là cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn, thì sẽ được cộng lại thành một hình phạt chung. Tuy nhiên, hình phạt chung này không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ và 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
+ Trục xuất không được tổng hợp cùng với các loại hình phạt khác;
+ Phạt tiền không được tổng hợp cùng với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.
– Đối với hình phạt bổ sung:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên án là cùng loại, thì hình phạt chung sẽ được xác định trong phạm vi mà Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó. Riêng đối với hình phạt tiền, các khoản tiền phạt sẽ được cộng lại thành một hình phạt chung;
+ Người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại
– Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
+ Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới rồi tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
+ Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
+ Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015.
3.2. Đối với trường hợp “phạm tội nhiều lần”:
Người phạm tội sẽ chỉ bị tiến hành xét xử về một tội danh duy nhất; nhưng sẽ bị xem xét quyết định hình phạt ở tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.