Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law có thự tự là: luật thành văn, tập quán địa phương, án lệ (các quyết định của toà), học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật.
Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về Luật chúng ta không thể không biết đến tên hai dòng họ: Civil Law và Common Law. Dòng họ Common Law và Civil Law là hai dòng họ pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Với những điểm đặc thù, tạo nên những “dòng họ” pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Sự quy định thành tố cấu thành của hai dòng họ này tương tự nhau là: luật thành văn, án lệ, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp luật, lẽ phải tự nhiên. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai dòng họ này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên “bản sắc” của hai dòng họ pháp luật này. Tuy vậy ta có thể nhận diện chúng qua một điểm khác biệt rõ nét, đó là sự coi trọng Luật thành văn với tư cách là nguồn luật chính của Civil Law trong khi Common Law lại thừa nhận và ưu tiên Án lệ là nguồn luật chính của mình.
Mục lục bài viết
1. Những điểm tương đồng giữa hai dòngCivil Law và Common Law
Có thể nói hệ thống pháp luật của hai dòng họ ngày càng có nhiều ảnh hưởng, học tập nhau, thể hiện rõ xu hướng hội tụ: Pháp luật của Scốt-len trước khi nhập vào Anh đã từng theo mô hình pháp luật La Mã. Ngược lại, pháp luật bang Québec (Canada) và bang Louisiane (Mỹ) theo truyền thống pháp luật La Mã nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ đang được sử dụng ở các bang còn lại ở nước này.
– Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa hai dòng Civil Law và Common Law chính là sự thừa nhận cả bốn thành tố: luật thành văn, án lệ (tiền lệ pháp), tập quán pháp, lẽ phải tự nhiên, các học thuyết trong quá trình nghiên cứu pháp luật …
Sự tương đồng này xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển pháp luật của hai dòng họ đều dựa trên cơ sở lý luận pháp luật, pháp luật được xây dựng cùng quá trình hình thành và phát triển các học thuyết nghiên cứu pháp luật (với dòng họ Civil Law), hay qua thực tiễn xét xử với các vụ việc cụ thể (Common Law). Với cả hai dòng họ pháp luật ra đời do sự nhu cầu thực tiễn. Cả hai dòng họ đều chịu sự ảnh hưởng từ Luật La Mã, nếu ở cả hai đều hình thành tư duy pháp lý từ rất sớm, điều đó giải thích tại sao lại có án lệ, luật hành văn và các học thuyết pháp lý trong cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ này. Luật tục hay còn gọi là tập quán pháp và lẽ phải tự nhiên là thành tố mà hều hết dòng họ pháp luật nào cũng thừa nhận, vì vậy nguyên nhân chính đề xuất liệu sự tương đồng này vẫn là cả hai dòng họ Civil Law và Common Law đều cây dựng pháp luật theo tư duy xậy pháp luật, pháp luật thực sự là công cụ, ý chí của nhà nước chứ không phải thần thánh hay thượng đế giống các dòng Luật Hồi giáo hoặc các dòng họ luật tục khác.
2. Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law
Có thể nói rằng điểm khác nhau điển hình giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và dòng họ Common Law đó là thứ bậc nguồn luật và vai trò của mỗi nguồn luật trong hệ thống pháp luật của mỗi dòng họ. Và đây cũng chính là tiêu chí phân biệt giữa dòng họ pháp luật Civil Law và dòng họ pháp luật Common Law.
Điểm khác biệt đầu tiên và cũng là cơ bản giữa cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ là: Civil Law coi luật thành văn là nguồn luật chính trong khi đó Common Law lại thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức.
– Pháp luật thành văn: hệ thống các quy phạm pháp luật được tập hợp góa và pháp điền hóa do nhà nước ban hành.
– Án lệ: là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm sơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau trong tư duy pháp lý trong quá trình phát triển của hai dòng họ này.
Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là các quy phạm pháp luật. Với tư duy pháp lý là chủ nghĩa duy lý hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ việc coi trọng pháp điền hóa, khái quát các trường hợp của cuộc sống.
Với Common Law theo chủ nghĩa kinh nghiệm hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc, án lệ lựa chọn là nguồn chính. Điều này mang tới một dòng họ Common Law mở, gần gũi với đời sống thực tệ, tạo lên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và lnh hoạt trong tư duy pháp luật.
a- Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law:
Đối với dòng họ pháp luật Civil Law luật thành văn luôn được coi là nguồn luật cơ bản, chiếm vị trí quan trọng nhất trong cấu trúc nguồn luật của các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ này. Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law có thự tự là: luật thành văn, tập quán địa phương, án lệ (các quyết định của toà), học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật…
Lí giải điều này là do:
– Vào thế kỉ XIX với sự ảnh hưởng lớn của các bộ luật cơ bản của pháp luật đặc biệt là Bộ luật Napoleon, trường pháp pháp luật thực chứng ra đời. Trường pháp pháp luật thực chứng coi pháp luật thành văn hầu như là nguồn duy nhất của pháp luật, coi các bộ luật như là “sự hoàn hảo của lí trí”.
– Hơn thế nữa, các quốc gia Châu Âu lục địa ảnh hưởng sâu sắc của thuyết phân chia quyền lực nên pháp luật các nước này không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia Châu Âu có quan điểm tương đối thống nhất cho rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Toà án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật.
Từ những quan điểm trên mà các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law chỉ phát triển luật thành văn mà không coi trọng án lệ, án lệ không được khuyến khích và chỉ được phát triển một cách hạn chế.
Tuy nhiên với xu hướng hội tụ hai dòng họ pháp luật lớn này thì án lệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với dòng họ pháp luật Civil Law. Điều này thể hiện ở việc, trong các hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil Law xuất hiện cơ chế bảo hiến từ thế kỉ XIX trở lại đây với chức năng bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, xem xét tính hợp hiến của văn bản luật và dưới luật (sự xuất hiện Toà án hiến pháp ở Đức, Hội đồng bảo hiến ở Pháp…) và như một lẽ đương nhiên các phán quyết của Toà án này có giá trị ràng buộc với Toà án khác và nó trở thành án lệ. Biểu hiện thứ hai chứng tỏ vai trò của án lệ đó là: trong thực tiễn, phán quyết của Toà án cấp trên được Toà án cấp dưới tuân thủ, tham khảo. Đây là sự ràng buộc một cách tự nguyện của Toà án cấp dưới đối với Toà án cấp trên vì họ nghĩ Thẩm phán của Toà án cấp trên là những người có chuyên môn giỏi nên phán quyết của họ sẽ đúng trong nhiều trường hợp và hơn thế nữa họ không muốn mình xử sai nên họ tự nguyện tham khảo phán quyết của Toà cấp trên, thận trọng hơn khi xét xử.
Dù ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng án lệ vẫn không được coi là nguồn quan trọng nhất trọng hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil Law. Vị trí độc tôn này vẫn thuộc về pháp luật thành văn.
b- Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ pháp luật Common Law:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Nếu như trong cấu trúc nguồn luật của dòng họ Civil Law luật thành văn luôn giữ thứ bậc hàng đầu, án lệ chỉ là thứ yếu thì trong cấu trúc nguồn luật thuộc dòng họ Common Law thì án lệ được xem là nguồn cơ bản nhất và quan trọng nhất. Thứ bậc nguồn luật của hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law là: án lệ, luật thành văn, tập quán địa phương, các nguồn khác…
Án lệ đóng vai trò quan trọng xuất phát từ chức năng làm luật của các Thẩm phán Anh. Thẩm phán Anh theo Michael Bogdan, thường hoài nghi các quy định của pháp luật thành văn nhưng lại tin tưởng vào các án lệ. Lý do là các án lệ mang tính thực tiễn cao, còn pháp luật thành văn nếu so với án lệ thì chỉ là phương pháp không chuẩn xác trong việc tạo ra các quy phạm pháp luật, là kết quả của “các hành vi xâm lấn của những kẻ nghiệp dư không có uy tín vào lãnh địa của giới luật gia”.
Cũng đã nói ở trên với xu hướng hội tụ giữa hai dòng họ pháp luật lớn Civil Law và Common Law thì luật thành văn ngày càng được coi trọng trong nguồn luật thuộc dòng họ Common Law, các Bộ luật lần lượt ra đời (Bộ
Có hai lý do khiến pháp luật thành văn ngày càng được coi trọng: thứ nhất là xu hướng toàn cầu hoá khiến các quốc gia xích lại gần nhau hơn, hợp tác trên nhiều lĩnh vực dẫn tới nhu cầu luật hoá các điều ước quốc tế phải diễn ra nhanh chóng (không thể chờ án lệ giải quyết được vì án lệ chỉ xảy ra khi chỉ có một sự kiện đã trù liệu trước). Lý do thứ hai là Nghị viện của các nước này muốn khẳng định quyền lực của mình trong lĩnh vực lập pháp, ban hành nhiều văn bản luật và luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do Thẩm phán làm ra.
Tuy luật thành văn ngày càng có vai trò quan trọng nhưng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law án lệ vẫn giữ vị trí quan trọng nhất.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng hội tụ của hai dòng họ Civil Law và Common Law. Sự hội tụ này là một xu hướng tất yếu trong quá trình vận động, tiếp biến và học hỏi nhau. Mỗi dòng họ sẽ phát huy được những thế mạnh của mình đồng thời khắc phục được những hạn chế của mình. Đó là cơ sở cho một hệ thống pháp luật toàn thế giới phát triển.