Thuốc lắc có phải là ma túy không? Thuật ngữ tiếng Anh? Sử dụng thuốc lắc có bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các khung hình phạt cao hơn?
Thuốc lắc là tên gọi của một loại ma túy tổng hợp, thường được giới trẻ sử dụng. Trong đó, nhiều người trẻ Việt Nam cũng sử dụng, không biết hoặc cố tình vi phạm các quy định pháp luật. Thuốc lắc là một dạng ma túy tổng hợp, cấm tàng trữ trái phép. Do đó hành vi sử dụng thuốc lắc trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trong thực tế, dựa trên các ứng dụng mà một số thành phần thuốc được nghiên cứu, sử dụng trong y học. Do vậy khi nhắc đến việc sử dụng thuốc lắc trái phép sẽ được xem là vi phạm pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thuốc lắc có phải là ma túy không?
Thuốc lắc hay ecstasy, có tên khoa học là MethyleneDioxyl-MethamphetAmine; Đây là một dạng ma túy được chế tạo tổng hợp lần đầu tiên từ năm 1910;
Thuốc lắc tạo ra cho người dùng những cảm giác đặc biệt. Trong đó, các tác động đến nhận thức, điều khiển hành vi được tác động lớn. Mỗi giai đoạn, thời điểm gắn với việc sử dụng thuốc lại mang đến các cảm giác khác nhau cho người sử dụng:
– Khi thuốc có tác dụng cảm nhận đầu tiên là thấy các đầu ngón tay tê buồn. Các cảm giác và xúc giác trở nên “Ảo cảm” Hưng phấn cao độ; Các động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, chân tay mềm dẻo. Đặc biệt cảm thấy thích thú với loại nhạc mix, nhạc rap.
– Khi tác dụng của thuốc đã đạt đến cao trào thì người toát mồ hôi; sợ ánh sáng, sảng khoái, thích yêu đương, tinh thần cởi mở, dễ cảm thông với người chung quanh, nâng cao cảm giác trong cơ thể, và tự tin,… Nhờ vậy mà người sử dụng có thể tự tin hơn, dễ dàng thực hiện các thú vui và sở thích. Đặc biệt là các ảo giác khiến họ rơi vào trạng thái tinh thần đặc biệt.
Vì những tác dụng này mà thuốc lắc rất phổ biến tại các vũ trường. Trong nhu cầu muốn tìm đến sự giải trí, thoát ra khỏi thế giới thực.
2. Thuật ngữ tiếng Anh?
Sử dụng thuốc lắc tiếng Anh là Using ecstasy.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tiếng Anh là Criminal prosecution.
3. Sử dụng thuốc lắc có bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thuốc lắc là sản phẩm ma túy tổng hợp, nên người sử dụng trái phép đương nhiên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với hành vi sử dụng thuốc lắc; cơ quan chức năng sẽ áp dụng Điều 249 Bộ Luật hình sự 2015; quy định cụ thể về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong đó, tàng trữ được xác định cho các mục đích còn lại sau khi loại trừ việc mua bán, vận chuyển, sản xuất. Nói cách khác, việc tàng trữ để sử dụng hay đang sử dụng thuốc lắc đều bị khép vào tội này.
Liều lượng thuốc sử dụng trên thực tế, tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội là căn cứ để xác định khung hình phạt. Do đó, trước tiên tìm hiểu cấu thành tội phạm với khung hình phạt tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự:
Quy định pháp luật:
‘’Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
[……]
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này’’
Phân tích quy định pháp luật:
Nếu hành vi thực hiện, xét trên khối lượng thuốc lắc sử dụng đạt quy định trên, người phạm tội đang phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo khoản 1. Trong đó, hình phạt được xác định là hình phạt tù, với khung hình phạt từ 01 đến 05 năm.
Mức án bạn của bạn phải chịu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được căn cứ. Tuy nhiên về cơ bản, hình phạt sẽ được xác định theo các khung hình phạt trên.
4. Các khung hình phạt cao hơn:
Các khung hình phạt này được xác định cho hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm hơn. Trong đó, mức độ ma túy được sử dụng càng lớn, chứng tỏ mức độ của hành vi phạm tội càng nghiêm trọng.
Ngoài ra, các động cơ, mục đích phạm tội cũng được xác định. Các quy định này sẽ áp dụng trên thực tế đối với người sử dụng thuốc lắc (ma túy tổng hợp).
4.1. Khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 249:
Quy định tại khoản 2 như sau:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tình tiết, tính chất của tội phạm được căn cứ để xác định khung hình phạt. Trong đó, khung hình phạt ở khoản 2 được xác định đối với tội phạm nghiêm trọng.
Tàng trữ, sử dụng ma túy sẽ phải chấp hành hình phạt tù. Trong đó, nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, người phạm tội có thể phải chấp hành hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4.2. Khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 249:
Phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều 249:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Trong khoản 3, có sự xác định về khối lượng, thể tích ma túy sử dụng lớn hơn. Việc tàng trữ hay sử dụng lượng càng lớn ma túy, càng cho thấy mức độ nguy hiểm, tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Cho nên phạm tội theo khoản 3, người phạm tội có thể phải ngồi tù từ 10 năm cho đến 15 năm.
4.3. Khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 249:
Phạm tội theo quy định tại khoản 4:
“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”
Phân tích quy định pháp luật:
Trong quy định này, không còn giới hạn cao nhất đối với lượng ma túy tàng trữ nữa. Đây cũng được xem là khung hình phạt cao nhất đối với tội tàng trữ, sử dụng chất ma tuy.
Đối với lượng ma túy tàng trữ, sử dụng vượt quá khối lượng hay thể tích quy định bên trên, đều được xác định là tội phạm theo khung hình phạt tại khoản 4. Trong đó, hình phạt tù quy định cho tội danh này là từ 15 đến 20 tù hoặc tù trung thân. Đây cũng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cần cải tạo, cách ly lâu nhất khỏi xã hội. Bởi mức độ nghiêm trọng của hành vi được xác định ở mức rất lớn.
Ngoài các hình phạt chính, còn có hình phạt bổ sung.
4.4. Hình phạt bổ sung:
Quy định pháp luật:
“5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Phân tích quy định pháp luật:
Hình phạt này được áp dụng đối với người vi phạm đang đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp có tính chất đặc thù. Cũng như việc tàng trữ, sử dụng ma túy gây ra các ảnh hưởng, thiệt hại trên thực tế. Hình phạt bổ sung có thể là phạt tiền, cấm hành nghề trong khoảng thời gian nhất định, tịch thu tài sản.
Như vậy, Hành vi sử dụng thuốc lắc có thể bị truy cứu hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị phạt tù tùy theo mức độ. Trong đó, hình phạt tù là hình phạt bắt buộc được áp dụng, với thời gian thấp nhất là 01 năm tù. Do đó, mỗi người cần nâng cao hiểu biết, trách nhiệm của mình trong tuân thủ, thực hiện pháp luật. Từ đó cũng bảo vệ cho quyền lợi, sức khỏe của chính mình.