Các cơ quan, đơn vị sử dụng mẫu các chất ma túy để phục vụ truy nguyên nguồn gốc phải thực hiện theo đúng các quy định về giám định truy nguyên nguồn gốc. Vậy sử dụng mẫu các chất ma túy vì quốc phòng an ninh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng mẫu các chất ma túy vì quốc phòng an ninh:
Điều 3 Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành về việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh quy định về các loại mẫu các chất ma túy, Điều này quy định các loại mẫu các chất ma túy bao gồm có:
– Có mẫu các chất ma túy chuẩn.
– Có mẫu chất ma túy là vật chứng thu giữ từ các vụ án ma túy.
– Có mẫu nguồn hơi các chất ma túy.
Sử dụng mẫu các chất ma túy vì quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 13 Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành về việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì các mục đích quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
– Các cơ quan, đơn vị sử dụng mẫu các chất ma túy để phục vụ cho việc truy nguyên nguồn gốc phải thực hiện theo đúng các quy định về giám định truy nguyên nguồn gốc. Phải lập biên bản hoặc là sổ ghi đầy đủ về quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của các cán bộ tham gia trong việc phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.
– Các phòng thí nghiệm giám định sử dụng mẫu chuẩn phục vụ giám định phải mở sổ theo dõi về quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của các cán bộ có tham gia trong việc phân tích mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.
– Các đơn vị sử dụng mẫu phục vụ huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo, huấn luyện chó nghiệp vụ hoặc những động vật khác phải lập biên bản ghi lại về tình trạng và những quá trình sử dụng mẫu có chữ ký xác nhận của các cán bộ trực tiếp sử dụng mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.
– Người trực tiếp sử dụng phải tự bảo quản và phải tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình sử dụng mẫu. Nếu như mẫu các chất ma túy do thừa, do không sử dụng hết hoặc là quá hạn sử dụng thì đơn vị sử dụng phải làm công văn trả lại đơn vị cấp phát và lập biên bản giao nhận.
– Sau mỗi đợt sử dụng hoặc cuối mỗi năm vào thời điểm nộp dự trù năm, những đơn vị sử dụng phải nộp biên bản sử dụng mẫu về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và được lưu tại kho mẫu quốc gia.
– Đơn vị sử dụng mẫu các chất ma túy phải mở sổ theo dõi việc sử dụng theo đúng quy định. Viện Khoa học hình sự phải mở sổ để theo dõi nhập, xuất kho theo các mẫu quy định.
2. Cơ quan được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh:
Căn cứ Điều 9 Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành về việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh quy định về cơ quan được sử dụng mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh, theo Điều này thì những cơ quan sau được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh:
– Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; những Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Cảnh sát điều tra về tội phạm về ma túy hoặc là Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy và môi trường của Công an cấp huyện và những cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống ma túy Trung ương, địa phương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
– Các cơ sở đào tạo các cán bộ phòng, chống ma túy thuộc về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
– Các đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ và những động vật khác thuộc về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
3. Quy định về tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh:
Tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 14 Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết về việc thi hành việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
– Khi không có nhu cầu sử dụng mẫu các chất ma túy, Phòng Kỹ thuật hình sự sẽ phải thực hiện bàn giao lại cho kho mẫu quốc gia.
– Khi mẫu các chất ma túy lưu trữ quá nhiều hoặc là bị giảm chất lượng sau khi đã sử dụng hoặc bị biến đổi do thời hạn bảo quản thì khi đó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự phải có văn bản báo cáo đến Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (phải ghi rõ về tên, nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy) để trình lên Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, lập ra Hội đồng tiêu hủy. Hội đồng tiêu hủy phải bao gồm có các thành viên: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Khoa học hình sự, Văn phòng Thường trực về phòng, chống tội phạm và ma túy và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an, cán bộ về phụ trách kho lưu trữ quốc gia.
– Trình tự, thủ tục tiêu hủy mẫu các chất ma túy được thực hiện như quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc tiêu hủy vật chứng và sẽ phải lập biên bản, chụp ảnh, lưu hồ sơ theo quy định tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
4. Quy định về lập dự trù mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh:
Lập dự trù mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 10 Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết về việc thi hành việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh, cụ thể như sau:
– Hàng năm, các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh sẽ phải hoàn thành việc lập dự trù nhu cầu sử dụng cho năm tiếp theo và gửi về Viện Khoa học hình sự theo thời gian sau:
+ Các cơ quan, đơn vị sử dụng cấp Trung ương, gửi dự trù về Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an vào trước ngày 01 tháng 5
+ Các cơ quan, đơn vị sử dụng còn lại phải gửi dự trù về Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà đặt trụ sở vào trước ngày 01 tháng 4; Phòng Kỹ thuật hình sự sẽ phải tập hợp các nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị gửi về Viện Khoa học hình sự vào trước ngày 01 tháng 5
– Viện Khoa học hình sự có trách nhiệm kiểm tra mỗi khoản, mục, tập hợp dự trù nhu cầu sử dụng mẫu các chất ma túy vì những mục đích quốc phòng, an ninh của những cơ quan, đơn vị để báo cáo đến Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm duyệt dự trù về nhu cầu sử dụng mẫu. Trong trường hợp hồ sơ dự trù có những nội dung chưa rõ thì Viện Khoa học hình sự phải thông báo bằng văn bản đến cho cơ quan, đơn vị đã dự trù để thực hiện việc giải trình làm rõ. Quá 15 ngày làm việc, kể từ khi đã gửi văn bản yêu cầu giải trình mà không có văn bản trả lời thì coi như không có nhu cầu sử dụng mẫu.
– Sau khi đã có văn bản phê duyệt dự trù về nhu cầu sử dụng mẫu các chất ma túy của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm thì Viện Khoa học hình sự phải có trách nhiệm:
+ Lập hồ sơ đề nghị Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy cấp giấy phép nhập khẩu (đối với những mẫu mà cần phải nhập khẩu).
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai chuyển dạng, phân chia, đóng gói thành những đơn vị sản phẩm phù hợp với những mục đích sử dụng cụ thể đối với những sản phẩm chế tạo. Khi tiến hành chế tạo mẫu các chất ma túy phải lập biên bản theo quy định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 57/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh.