Hiện nay, các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng được quy định rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn những hành vi tàn phá rừng, săn bắt động vật trái phép. Vậy hành vi sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng bị xử phạt thế nào?
Hiện nay có nhiều loài động vật biến mất dẫn đến có nguy cơ bị tuyệt chủng vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do môi trường sống của chúng bị phá hủy hoặc có thể do con người trực tiếp gây ra bằng những hành vi săn bắt động vật rừng trái pháp luật, nhất là đây là những hành vi sử dụng những thủ đoạn, những công cụ đánh bắt vô cùng man rợ, nguy hiểm như sử dụng lửa để săn bắt, lấy mật ong. Đây đều là những hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh bởi đồng vật rừng đặc biệt là động vật quý hiếm, hoang dã bị giảm nhanh chóng, việc bảo vệ động vật quý hiếm là vấn đề cấp bách hiện nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,…
Căn cứ Điều 16 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT 2022 xử phạt VPHC lĩnh vực Lâm nghiệp quy định mức xử phạt đối với hành vi sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng như sau:
– Hành vi sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng hoặc hành vi đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi này mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định.
2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng:
Căn cứ Điều 21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT 2022 xử phạt VPHC lĩnh vực Lâm nghiệp thì mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng đó là:
– Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 130.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 190.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 190.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.
– Bị phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mà động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác thì bị phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác thì bị phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
– Ngoài ra hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là: Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi.
– Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi.
3. Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng không?
Căn cứu Điều 26 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT 2022 xử phạt VPHC lĩnh vực Lâm nghiệp thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm được quy định như sau:
– Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
– Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 25.000.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Do hành vi sử dụng lửa để săn bắt động vật có mức phạt tiền là từ từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng nên căn cứ vào những quy định trên thì Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt hành vi này, các cơ quan còn lại nêu trên có quyền xử phạt hành vi này.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT 2022 xử phạt VPHC lĩnh vực Lâm nghiệp