Sử dụng dấu cũ đóng trên hóa đơn có được cơ quan thuế chấp nhận. Công ty bị xử phạt như thế nào?
Sử dụng dấu cũ đóng trên hóa đơn có được cơ quan thuế chấp nhận. Công ty bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi, nhờ quý luật sư trả lời về việc sử dụng con dấu công ty của tôi. Ngày 22/02/2016 công ty chúng tôi đã đăng
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định thủ tục thông báo/thay đổi mẫu con dấu của công ty như sau:
“* Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
* Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
– Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
– Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
* Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
* Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
* Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.’
Như vậy, kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp thì con dấu của doanh nghiệp có hiệu lực thực hiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ điểm b) Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn như sau:
“- Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
– Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
– Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
– Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.’
Như vậy, công ty bạn đã đăng thông báo thay đổi con dấu trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp quốc gia, sua khi nhận được thông báo mẫu dấu thì con dấu cũ không còn hiệu lực sử dụng. Nếu công ty bạn vẫn sử dụng con dấu cũ đóng trên hóa đơn thì cơ quan thuế sẽ không chấp nhận cho công ty bạn.