Đất được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội, mặc dù đất được trao quyền sử dụng cho người dân nhưng vẫn luôn là đối tượng chịu sự quản lý của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57
Mức phạt đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Đất vi phạm thuộc nhóm đất nông nghiệp:
* Trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép | Mức phạt | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng | ||
Dưới 0,5 héc ta | Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối | ||
Dưới 0,1 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai
|
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng | |
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn | ||
Dưới 0,01 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng | |
Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt và hình thức xử phạt gấp 02 lần so với mức phạt tại nông thôn. |
* Trường hợp sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì bị xử phạt như sau:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép | Mức phạt | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp | ||
Dưới 0,5 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | |
Từ 05 héc ta trở lên | Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp | ||
Dưới 0,02 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.
|
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta | Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | |
Từ 05 héc ta trở lên | Từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng | |
Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì mức xử phạt và hình thức xử phạt bằng 02 lần tương ứng với từng trường hợp so với hành vi chuyển mục đích trái phép đối với rừng trồng. |
* Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, sẽ bị xử phạt như sau:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép | Mức phạt | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm | ||
Dưới 0,5 héc ta | Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.
|
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn | ||
Dưới 0,02 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng | |
Nếu chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức phạt và hình phạt sẽ gấp 02 lần so với mức phạt vi phạm tại khu vực nông thôn. |
– Đất vi phạm thuộc nhóm đất phi nông nghiệp:
* Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, sẽ bị phạt như sau:
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép | Mức phạt | Biện pháp khắc phục hậu quả |
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn | ||
Dưới 0,05 héc ta | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng | |
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn. | ||
Dưới 0,1 héc ta | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; | Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên | Từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng | |
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn. | ||
Dưới 0,1 héc ta | Từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | + Người thực hiện hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất; đồng thời phải nộp lại những khoản lợi có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Đối với trường hợp đất có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và trường hợp đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. |
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | |
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta | Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng | |
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta | Từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng | |
Từ 03 héc ta trở lên. | Từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng | |
Nếu sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng với từng trường hợp vi phạm tại khu vực nông thôn. |
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng đất không đúng mục đích:
Được quy định tại chương III Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã khi mức xử phạt thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
– Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc về Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai; Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt với các hình thức xử phạt:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai trong trường hợp:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
(Đồng thời về thẩm quyền quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020).
3. Ý nghĩa của việc sử dụng đất đúng mục đích:
Việc sử dụng đất đúng mục đích có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sử dụng đất và phát triển kinh tế – xã hội. Điều này đảm bảo rằng mỗi khu vực đất được sử dụng theo mục đích đã quy định, từ đó tạo ra nhiều lợi ích cho cộng đồng và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số ý nghĩa của việc sử dụng đất đúng mục đích:
Thứ nhất, tối ưu hóa sử dụng đất: Sử dụng đất đúng mục đích giúp tận dụng tối đa tiềm năng của mỗi khu vực. Ví dụ, khu vực đô thị được phân thành khu dân cư, khu công nghiệp, khu thương mại và khu vực công cộng. Việc tuân thủ mục đích sử dụng đất giúp phân chia không gian một cách hợp lý và tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên.
Thứ hai, việc sử dụng đất đúng mục đích giúp xây dựng các khu vực đô thị và nông thôn phát triển hài hòa và bền vững. Khu vực dân cư được phát triển đúng quy hoạch, khu vực sản xuất công nghiệp được tách biệt để tránh ô nhiễm và xung đột quyền lợi, trong khi khu vực nông nghiệp được bảo vệ và khuyến khích phát triển.
Thứ ba, sử dụng đất đúng mục đích đóng góp vào bảo vệ môi trường. Việc quản lý sử dụng đất theo mục đích giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, bảo vệ các khu vực sinh thái quan trọng và duy trì cân bằng hệ sinh thái. Ví dụ, việc dành các khu vực xanh và công viên trong đô thị giúp cải thiện chất lượng không khí, cung cấp không gian sống cho động vật và cây cỏ, và làm giảm hiện tượng nhiễm độc từ khí thải và chất thải.
Thứ tư, sử dụng đất đúng mục đích giúp cải thiện quản lý đô thị.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.