Để có thể đảm bảo khả năng chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc, nhiều doanh nghiệp cần phải thành lập bộ phận y tế và bố trí người làm công tác y tế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì sử dụng bao nhiêu lao động sẽ phải có phòng y tế trong doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
– Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến thủy sản, bảo quản thủy sản, sản xuất kinh doanh đối với các loại sản phẩm từ thuỷ sản, khai khoáng, sản xuất các sản phẩm dệt may, da giày, sản xuất than cốc, sản xuất các loại sản phẩm từ cao su, sản xuất các loại sản phẩm từ nhựa plastic, sản xuất các loại hóa chất, tái chế các loại vật liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng tàu biển, sửa chữa tàu biển, sản xuất các loại vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động cần phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở sử dụng lao động, đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau đây:
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng với số lượng lao động dưới 300 người lao động thì cần phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế, người làm công tác y tế phải có trình độ trung cấp trở lên;
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng với số lượng người lao động từ 300 đến dưới 500 người lao động thì bắt buộc phải có ít nhất một bác sĩ/hoặc y sĩ, và có thêm 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp trở lên;
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động với số lượng từ 500 đến dưới 1000 người lao động thì bắt buộc phải có ít nhất một bác sĩ, đồng thời mỗi ca làm việc cần phải có thêm 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp trở lên;
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động với số lượng từ 1000 người lao động trở lên thì bắt buộc phải thành lập cơ sở y tế theo các hình thức tổ chức cơ sở y tế sao cho phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động khám chữa bệnh.
– Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với các là nghề được liệt kê nêu trên, thì người sử dụng lao động cần phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở đảm bảo yêu cầu tối thiểu như sau:
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động với số lượng dưới 500 người lao động thì bắt buộc phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế, người làm công tác y tế phải có trình độ trung cấp trở lên;
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động với số lượng từ 500 đến dưới 1000 người lao động thì bắt buộc phải có ít nhất 01 y sĩ, đồng thời cần phải có thêm 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp trở lên;
+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng với số lượng trên 1000 người lao động thì bắt buộc phải có 01 bác sĩ và 01 người làm công tác y tế khác.
Theo đó thì có thể nói, các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực sau đây khi sử dụng lao động với số lượng từ 1000 người lao động trở lên thì bắt buộc phải thành lập phòng y tế theo các hình thức tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật về khám chữa bệnh. Bao gồm:
– Chế biến thủy sản, bảo quản thủy sản, các loại sản phẩm từ thuỷ sản;
– Khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt may, da giày;
– Than cốc, sản xuất các loại sản phẩm từ cao su, sản xuất sản phẩm từ plastic;
– Tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường;
– Sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất;
– Sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, sửa chữa tàu biển.
Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề/lĩnh vực khác không thuộc diện phải thành lập phòng y tế, thì cần phải đảm bảo bố trí số lượng người công tác y tế theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe cho người lao động.
2. Doanh nghiệp có bắt buộc bố trí phòng y tế riêng nam và nữ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về bộ phận y tế. Theo đó:
– Căn cứ vào quy mô, căn cứ vào tính chất lao động, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, nguy cơ xảy ra bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động và người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm bố trí người làm công tác y tế, có trách nhiệm thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp để chịu trách nhiệm chăm sóc, quản lý sức khỏe cho người lao động trong quá trình công tác và làm việc tại doanh nghiệp;
– Người làm công tác y tế, bộ phận y tế trong doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham mưu, giúp đỡ cho người sử dụng lao động, trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe cho người lao động với nội dung chủ yếu như sau:
+ Xây dựng phương án sơ cứu, xây dựng phương án cấp cứu, chuẩn bị phương tiện sơ cứu/hoặc cấp cứu, chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu, chuẩn bị phương án xử lý cho các tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức hoạt động tập huấn công tác sơ cứu/công tác cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, thực hiện thủ tục giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động cho người lao động khi người lao động đó bị tai nạn lao động, người lao động bị bệnh nghề nghiệp, người lao động cần phải điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, tiến hành các hoạt động tư vấn phương án cần thiết để đưa ra biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của người lao động;
+ Tổ chức hoạt động khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở cho người lao động, sơ cứu và cấp cứu kịp thời cho người lao động khi tai nạn xảy ra, khắc phục sự cố kĩ thuật để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay không quy định về việc doanh nghiệp cần phải bố trí phòng y tế riêng trong doanh nghiệp cho nam và nữ. Vì vậy, việc bố trí phòng y tế trong doanh nghiệp riêng cho nam và nữ hoàn toàn tùy thuộc vào quy mô, tính chất riêng của từng doanh nghiệp và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp khác nhau.
3. Phòng y tế có chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 37/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, có quy định về vị trí và chức năng của Phòng y tế. Theo đó:
– Phòng y tế được xem là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu và giúp đỡ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, bao gồm: Hoạt động y tế dự phòng, hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động phục hồi chức năng, sức khỏe sinh sản, dân số, y dược cổ truyền, trang thiết bị dụng cụ y tế, lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm và bảo hiểm y tế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
– Phòng y tế là cơ quan chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra/kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở y tế;
– Đối với những đơn vị cấp huyện không tổ chức phòng y tế thì chức năng tham mưu, giúp đỡ Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế sẽ do Văn phòng hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
Vì vậy, phòng y tế chịu sự chỉ đạo về tổ chức, biên chế và hoạt động trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời Phòng y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra/thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Thông tư 37/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
THAM KHẢO THÊM: