Lì xì trong những ngày tết có rất nhiều hình thù khác lạ, bắt mắt, hình ảnh sổ đỏ cũng được đem ra để làm mẫu sản xuất các bao lì xì. Vậy sử dụng bao lì xì sổ đỏ có vi phạm pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng bao lì xì sổ đỏ có vi phạm pháp luật không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại phần II của Điều lệ 973-TTg năm 1956 về việc dùng quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành, có quy định cụ thể về các giấy tờ được phép dùng quốc huy. Theo đó, quốc huy sẽ được treo và in trên các loại giấy tờ nhất định. Có thể kể đến các nơi và các giấy tờ được quyền treo quốc huy như sau:
Thứ nhất, những nơi được phép treo quốc huy và rước quốc huy sẽ bao gồm:
Quốc huy sẽ được treo ở những cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kể đến như nhà họp của hội đồng chính phủ, nhà họp của Quốc Hội khi chưa họp, trụ sở của ủy ban hành chính các quân khu/cấp tỉnh hoặc cấp huyện/cấp thành phố hoặc cấp thị xã, bộ ngoại giao, các đại sứ quán và các lãnh sự quán đặt trên lãnh thổ của nước ngoài;
– Quốc huy được treo ở cửa của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được treo ở phía trên và được treo ở chỗ nào có thể nhìn thấy rõ nhất quốc huy đó;
– Quốc huy có thể treo ở các lễ đài lớn như 1/5, 2/9 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức;
– Đối với hoạt động rước quốc huy, có thể rước quốc huy trong các cuộc mít-tinh hoặc biểu tình, tổ chức các hoạt động trong 1/5 và 2/9, tổ chức các đoàn thể thì khi đó có thể thực hiện hoạt động rước quốc huy.
Thứ hai, quốc huy sẽ được in và đóng dấu nổi trên các loại giấy tờ cơ bản như sau:
– Bằng huân chương hoặc bằng khen được cấp cho chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Các văn bản ngoại giao như ủy nhiệm thư, thư thư giới thiệu, quốc thư của chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ trưởng bộ ngoại giao;
– Hộ chiếu, được in tại các công hàm, phong bì, thiếp mời của chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ trưởng bộ ngoại giao;
– Các đơn thư, phong bì và thiệp mời của trưởng ban thường trực Quốc Hội trong quá trình giao tiếp với cơ quan nước ngoài;
– Các công văn, phong bì và thiệp mời của đại sứ quán ở nước ngoài, lãnh sự quán ở nước ngoài.
Theo đó thì có thể nói, quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ chỉ được treo ở một số nơi nhất định và in ấn trên một số giấy tờ nhất định, hầu hết thì các giấy tờ được in quốc huy đều là những giấy tờ mang thông điệp chính trị. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định cụ thể về hàng cấm. Theo đó, hàng cấm bao gồm các loại hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành, hàng hóa cấm sử dụng trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không được cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam cho phép, vì vậy cho nên những bao lì xì sử dụng hình ảnh sổ đỏ được xếp vào danh mục hàng cấm chưa được phép lưu hành và sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam. Đây vẫn được coi là hàng cấm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 87/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, có quy định cụ thể về nguyên tắc sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam. Theo đó, các cơ quan tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các nguyên tắc như sau:
– Tất cả các bản sao chụp không được phép làm thay đổi hình ảnh của tiền nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài việc phóng to, thu nhỏ, sao chụp dựa trên các góc nghiêng, đồng thời cần phải đảm bảo tính toàn vẹn của hình ảnh chân dung, quốc huy trên mặt cắt to tiền;
– Không được phép ghép hoặc kết hợp một phần, ghép hoặc kết hợp toàn bộ hình ảnh của đồng tiền Việt Nam với các nội dung, hình ảnh mang tính chất dung tục, âm thanh mang tính chất khiêu dâm, bạo lực, tội ác và tệ nạn xã hội, hoặc cách ghép với các nội dung và hình ảnh, âm thanh đi ngược với truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, trái với văn hóa đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Việc sao chụp hình ảnh tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được nhằm mục đích thương mại, đồng thời không được thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ trường hợp dùng trong các loại tác phẩm báo chí và phim tài liệu hoặc lưu trữ trong thư viện với mục đích để nghiên cứu khoa học và phục vụ cho quá trình học tập, hoặc chụp ảnh truyền hình về tiền đồng Việt Nam trưng bày tại những nơi công cộng nhằm mục đích tuyên truyền và giới thiệu về tiền Việt Nam.
Như vậy có thể nói, việc in hình sổ đỏ để làm phong bao lì xì theo các điều luật nêu trên sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chứa hình ảnh quốc huy. Đây là hành vi sử dụng quốc huy trái quy định của pháp luật. Cá nhân sử dụng các bao lì xì đỏ có hình ảnh của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể sẽ bị khép vào tội xâm phạm quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. nhầm mục đích thương mại, đồng thời không được thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ trường hợp dùng trong các loại tác phẩm báo chí và phim tài liệu hoặc lưu trữ trong thư viện với mục đích để nghiên cứu khoa học và phục vụ cho quá trình học tập, hoặc chụp ảnh truyền hình về tiền đồng Việt Nam trưng bày tại những nơi công cộng nhằm mục đích tuyên truyền và giới thiệu về tiền Việt Nam.
Như vậy có thể nói, việc in hình sổ đỏ để làm phong bao lì xì theo các điều luật nêu trên sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, vì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chứa hình ảnh quốc huy. Đây là hành vi sử dụng quốc huy trái quy định của pháp luật. Cá nhân sử dụng các bao lì xì đỏ có hình ảnh của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể sẽ bị khép vào tội xâm phạm quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mức xử phạt hành chính hành vi sử dụng bao lì xì sổ đỏ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi thông báo không kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra hành vi sử dụng tiền giả loại mới;
+ Có hành vi không thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các dấu hiệu vận chuyển tiền giả, tàng trữ tiền giả hoặc lưu hành tiền giả trái quy định của pháp luật;
+ Bố trí các cán bộ làm công tác kiểm ngân, các cán bộ làm công tác thủ quỷ hoặc giao dịch viên chưa thông qua quá trình đào tạo tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền giả và tiền thật;
+ Có hành vi không giao nộp đầy đủ tiền giả tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Phát hiện tiền giả tuy nhiên không thực hiện hoạt động thu giữ ngay lập tức;
+ Phát hiện các loại tiền được nghĩ là tiền giả tuy nhiên không thực hiện hoạt động tạm giữ;
+ Không lập biên bản họp thu giữ tiền giả, không tiến hành thủ tục đóng, bấm lỗ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước về vấn đề xử lý tiền giả, các loại tiền được nghĩ là tiền giả khi thu giữ các loại tiền giả hoặc tạm giữ các loại tiền giả đó.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi phá hoại hoặc hủy hoại tiền Việt Nam trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến năm mươi 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sao chụp, sử dụng bố cục, in ấn một phần hoặc toàn bộ các hình ảnh, văn hóa, chi tiết của tiền Việt Nam tuy nhiên không đúng quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, đối với hành vi sử dụng bao lì xì sổ đỏ không đúng quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, tức là bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra thì người thực hiện hành vi vi phạm còn phải nộp vào ngân sách nhà nước số lại thu bất hợp pháp do hành vi buôn bán bao lì xì in hình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Sử dụng bao lì xì sổ đỏ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Sử dụng bao lì xì in hình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay còn được gọi là sổ đỏ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy và quốc ca căn cứ theo quy định tại Điều 351 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó, người nào có hành vi cố tình xúc phạm đến quốc huy thì có thể bị phạt với mức phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Cá nhân sử dụng bao lì xì có in hình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể của bộ luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Điều lệ 973-TTg năm 1956 về việc dùng quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành.