Sự bất bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính được thể hiện như thế nào?
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính những chủ thể luôn bình đẳng với nhau trong quan hệ với Nhà nước. Tức là khi tham gia vào quna hệ pháp luật hành chính nếu chủ thể nào vi phạm quy định của pháp luật hành chính thì họ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Tuy nhiên trong quan hệ pháp luật hành chính thì các chủ thể lại có sự bất bình đẳng với nhau về ý chí. Xuất phát từ mối quan hệ “ quyền lực – phục tùng”. Điều này chính là điểm khác biệt cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính với các loại quan hệ pháp luật khác.
Sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ:
* Biểu hiện thứ nhất: Trong quan hệ pháp luật hành chính phải có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ được sử phép sử dụng quyền lực nhà nước, do đó chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí. Bao gồm những hình thức biểu hiện sau:
Thứ nhất: Hoặc một bên có quyền ra mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra viện thực hiện chúng. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai: Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó.
Thứ ba: Cả hai bên có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định vấn đề gì đều phải được bên kia cho phép, phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định. Trong quan hệ này chủ thể quản lí là các cơ quan chuyên môn có chức năng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực chuyên môn, giữa các cơ quan có sự tác động lẫn nhau.
* Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Tức là khi chủ thể quản lí ra một mệnh lệnh cho đối tượng quản lí phải thực hiện một công việc cụ thể nào đó thì buộc đối tượng quản lí phải thi hành. Nếu đối tượng quản lí không thi hành thì có thể sẽ bị áp dụng các biện phạm cưỡng chế buộc phải thi hành. Tuy nhiên, các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn.
Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia vào quan hệ đó.
Sự không bình đẳng giữa các bên là cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt nguồn từ quan hệ cấp trên đôi với cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà nước. Sự không bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng” . Trong các quan hệ đó, cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Do vậy, các đối tượng kể trên phải phục tùng ý chí của nhà nước mà người đại diên là cơ quan hành chính nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Biểu hiện thứ ba: sự không bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước còn thể hiện trong tính chất đơn phương và bắt buộc của quyết định hành chính.
Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác, dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng quản lí cụ thể. Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng quản lí.
Về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng của đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định hành chính sẽ được dảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết. Tuy nhiên các quyết định hành chính đơn phương không phải bao giờ cung được thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà thực trên cơ sở cưỡng chế mà còn được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.
Tính đơn phương và bắt buộc của quyết định hành chính dẫn đến điều bất cập đó là có thể quyết định đó không đúng nhưng vẫn phải thực hiện. Đối tượng quản lí có quyền đề nghị cấp trên xem xét lại tính đúng đắn của quyết định hành chính. Nếu cấp trên xem xét và sửa lại thì đối tượng quản lí sẽ chấp hành, còn nếu cấp trên không xem xét lại thì đối tượng quản lí vẫn phải thực hiện, tuy nhiên khi thực hiện mà xảy ra những sai phạm thì đối tượng quản lí sẽ không phải chịu trách nhiệm về tính sai phạm của quyết định hành chính đó.
Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội. Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
– Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
– Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: