Sống chung với nhà chồng khi ly hôn có được chia tài sản? Pháp luật có bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp này?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi lấy chồng năm 2011, ở chung với bố mẹ chồng được 1 năm. Do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, mẹ chồng tôi cho ở riêng nhưng vẫn sống chung trong một nhà. Trong thời gian ở riêng tôi đi làm công ty SamSung, mỗi tháng được 8 triệu nhưng không đưa cho mẹ chồng tôi. Đến năm 2014, bố mẹ tôi phá nhà cũ đi để làm nhà mới kiên cố. Đến cuối năm 2015 do mâu thuẫn, vợ chồng tôi ly hôn, tôi có được quyền đòi hỏi chia tài sản ngôi nhà bố mẹ tôi mới làm năm 2014 không?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Để xác định bạn có được quyền đòi hỏi chia tài sản ngồi nhà đó không, cần xác định ngôi nhà đó có phải tài sản chung của vợ chồng bạn hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Trong trường hợp của bạn, bạn có nói rằng bạn ở chung với bố mẹ chồng. Như vậy, nếu bố mẹ chồng bạn không làm thủ tục tặng cho hoặc chuyển nhượng cho vợ chồng bạn quyền sở hữu ngôi nhà thì không thể xác định ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn được.
Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn bảo vệ quyền lợi cho những người ở chung với gia đình bố mẹ chồng như bạn tại Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Luật sư
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn có đóng góp công sức, tiên bạc để xây dựng ngôi nhà mới thì khi ly hôn căn cứ vào quy định tại Điều 61, nếu phần tài sản đó xác định rõ ràng theo phần thì phần tài sản đó được tính là tài sản chung của vợ chồng bạn và sẽ được chia đôi tuân theo các nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu phần tài sản vợ chồng bạn đóng góp vào để xây dựng ngôi nhà đó không xác định được thì bạn có thê thỏa thuận với gia đình chồng về việc chia tài sản; nếu gia đình chồng bạn không chịu thỏa thuận thi bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chia tài sản như thế nào khi xây nhà trên đất ở của vợ?
- 2 2. Phân chia tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình
- 3 3. Vợ ngoài giá thú có được chia tài sản không?
- 4 4. Chia tài sản của vợ chồng khi chuẩn bị ly hôn
- 5 5. Không chung sống với nhau có được phân chia tài sản đất đai
- 6 6. Chia tài sản khi 2 vợ chồng ly hôn
- 7 7. Hỏi về phân chia tài sản chung khi bố mẹ ly hôn
1. Chia tài sản như thế nào khi xây nhà trên đất ở của vợ?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Năm 2000 tôi kết hôn lần thứ 2 với vợ tôi hiện tại, lúc đó vợ tôi cũng có 1 con riêng. Hiện nay chúng tôi có 1 con chung sinh sống trên nhà cũ của vợ. Năm 2005, chúng tôi xây nhà mới trên diện tích đất của vợ tôi. Tôi muốn hỏi, nếu ly hôn thì căn nhà được chia như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Căn nhà mà bạn xây sẽ là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân (khi ly hôn: về nguyên tắc căn nhà sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này). Cụ thể:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ hai: Mảnh đất là tài sản riêng của vợ bạn nên bạn không được chia, cụ thể như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Do mảnh đất là tài sản mà vợ bạn có được trước khi kết hôn. Nên đó là tài sản riêng của vợ bạn. Vợ bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ bạn và vợ bạn có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của 2 vợ chồng.
2. Phân chia tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình
Tóm tắt câu hỏi :
Vợ chồng bạn em sau khi cưới nhau đã có nhà riêng. Sau một thời gian ông ngoại cho người vợ một mảnh đất ở một huyện khác và giúp dựng một căn nhà. Người vợ và các con đã chuyển hộ khẩu sang bên nhà mới ở và mảnh đất đó hiện giờ đứng tên người vợ. Chồng thì vẫn ở nhà cũ nhưng sau đó một thời gian bố có sang bên nhà mới ở (hộ khẩu người chồng vẫn ở nhà cũ). Hiện tại người chồng ở một mình ở nhà cũ, còn vợ và các con ở nhà mới. Em muốn hỏi nếu bây giờ vợ chồng bạn em ly hôn thì người chồng có được phép đòi quyền lợi đối với căn nhà mới mà người vợ và các con đang ở không?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi của bạn liên quan đến việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với vấn đề này, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc chia tài sản khi ly hôn đối với tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”.
Như vậy, để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, Điều 33 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”.
Theo như bạn trình bày, hiện gia đình bạn đang có hai ngôi nhà. Ngôi nhà thứ nhất là ngôi nhà vợ chồng bạn cùng chung sống sau khi kết hôn, gọi là ngôi nhà cũ. Ngôi nhà thứ hai là ngôi nhà mới do ông ngoại xây cho người vợ và đã được sang tên cho người vợ. Căn cứ vào quy định tài sản riêng vợ, chồng là tài sản “được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân” ngôi nhà mới thứ hai được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của mẹ bạn. Chính vì vậy, khi ly hôn tòa án sẽ quyết định ngôi nhà này thuộc về người vợ ,người chồng không có quyền đòi hỏi quyền lợi đối với ngôi nhà này.
3. Vợ ngoài giá thú có được chia tài sản không?
Tóm tắt sự việc:
Chào Anh chị, tôi có vấn đề này mong được sự giúp đỡ của anh chị
Tôi và anh ấy sống chung nhiều năm nhưng không có giá thú. Nay người đàn ông đột ngột qua đời không để lại di chúc. Xin hỏi tôi có được thừa hưởng phần nào trong gia tài của chồng không, bởi các con với vợ trước của ông ta đang tranh chấp thừa kế?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Theo các quy định vừa viện dẫn thì việc người phụ nữ chung sống với một người đàn ông nhưng không có giá thú nên về mặt pháp lý, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng và như vậy, người phụ nữ sẽ không được coi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng thừa kế của người chết như những trường hợp vợ hưởng thừa kế của chồng.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình sống chung, người phụ nữ có công sức đóng góp hoặc duy trì khối tài sản chung với người đã chết thì ngoài việc được lấy lại những tài sản riêng của mình, người phụ nữ còn được hưởng một phần di sản của người đã chết, tương ứng với công sức đóng góp.
4. Chia tài sản của vợ chồng khi chuẩn bị ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Trước khi kết hôn, ba tôi có một mảnh đất riêng, mẹ tôi có một mảnh đất và một căn nhà riêng. Sau khi kết hôn, mẹ tôi bán mảnh đất và căn nhà riêng để xây dựng ngôi nhà mới trên mảnh đất của ba tôi. Năm 2000, ba mẹ tôi trúng số và xây được một căn nhà. Bây giờ ba mẹ tôi ra tòa thì tài sản chia như thế nào? Căn nhà xây trên mảnh đất riêng của ba tôi có được coi là tài sản chung không?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, khi ba mẹ bạn ra tòa thì tài sản sẽ được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4, điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Như vậy trong trường hợp của bạn, căn nhà xây trên mảnh đất riêng của ba bạn thuộc về tài khối tài sản chung của vợ chồng, nếu ba mẹ bạn không có thỏa thuận khác.
Khi ba mẹ bạn ly hôn thì tài sản được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
5. Không chung sống với nhau có được phân chia tài sản đất đai
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư xin tư vấn giúp tôi trường hợp của gia đình tôi, bố mẹ chồng tôi sinh được 2 người con trai. Chồng tôi là thứ 2, còn anh chồng tôi không có khả năng lao động và được nhà nước trợ cấp hàng tháng. Năm 2011 anh chồng tôi có kết hôn với người khác xã nhưng chỉ sống cùng nhau được mấy tháng thì cô ta bỏ nhà đi. Cho đến bây giờ cô ta vẫn đang sống bên nhà mẹ đẻ và đã có 2 đứa con, và chắc chắn 2 đứa con ấy đều không phải của anh chồng tôi vì anh ấy yếu sinh lý. Xin cho tôi hỏi luật sư từ ngày ấy đến giờ anh chồng tôi và cô ấy không ly hôn nhưng cô ta đã có con riêng với người khác trong khi vẫn là vợ hợp pháp với anh chồng tôi thì sau này cô ta về đòi chia đất hoặc hưởng phần tài sản mà anh chồng tôi được chia thì gia đình tôi có phải chia không?
Luật sư tư vấn:
+ Anh chồng bạn không có khả năng lao động và được nhà nước trợ cấp hàng tháng.
+ Kết hôn năm 2011 hợp pháp
+ Có hai con (nghi ngờ không phải con đẻ của anh chồng bạn)
= > Có đặt ra vấn đề phân chia tài sản không?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Bạn có đưa ra nội dung là chung sống cùng nhau được mấy tháng, vậy bạn cần xác định trong khoảng thời gian này có tài sản chung hay không để làm căn cứ xác đinh. Nếu không có tài sản chung nào hình thành thì sẽ không có sự phân chia tài sản chung.
Tuy nhiên, bạn lưu ý vì đã kết hôn và là vợ hợp pháp nên nếu như sau này khi có đưa ra về vấn đề phân chia tài sản thì chỉ phân chia tài theo quy định về thừa kế trong “Bộ luật dân sự 2015”.
6. Chia tài sản khi 2 vợ chồng ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu muốn nhờ cô chú giúp về vấn đề bố mẹ cháu ạ: Bố mẹ cháu lấy nhau được gần 30 năm,có 3 người con 2 gái sinh năm 1990 và 1993, 1 trai sinh năm 2001. Bố cháu hay cờ bạc rượu chè hay đánh chửi mẹ và em trai cháu giờ bố cháu còn đang quen 1 cô khác. Bị đánh chửi sỉ nhục nhiều lên khi bố cháu viết giấy ly hôn mẹ cháu đã kí hiện tại bố cháu và ông đang đuổi mẹ cháu đi ạ. Đất mà bố mẹ cháu ở là ông nội cháu mua sau đó bán lại cho bố mẹ cháu năm 1991 nhưng khi đó do là bố con nên không có giấy tờ giao bán gì ? Ông cháu vào bắt Trâu, Lợn và bán 1 lò gạch của nhà cháu để trừ vào tiền nhà đất. Năm 1997, bố cháu vào Đăklăck làm ăn mua 2 bãi trong đó làm cà phê mẹ cháu cũng bỏ 1 nửa tiền, năm 2005 bố mẹ cháu có mua thêm 1 miếng đất nhỏ liền miếng cũ, năm 2010 bố mẹ cháu sửa toàn bộ nhà và công trình phụ . Bây giờ ly dị ông cháu bảo đất bố mẹ cháu đang ở là đất của ông cho bố cháu, mẹ cháu không có gì mà chia, đất trong năm bố cháu đã bán lấy tiền chơi cờ bạc còn có ít. Còn miếng đất nhỏ mua năm 2005 thì bao cho mí được không cũng của bố cháu hết vì bố cháu đi làm lên mí có tiền mua… sổ đỏ nhà cháu làm năm 1993 miếng đất nhỏ mới mua được thêm vào năm 2006. Cháu muốn hỏi giờ mẹ cháu ly hôn có được bồi thường và nhận tài sản gì về mình không à ?. Cháu mong cô chú giúp cháu.
Luật sư tư vấn:
Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 được quy định như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Với thông tin bạn đưa ra, có thế thấy rằng trên thực tế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước đây đều có đóng góp của cả hai vợ chồng nên quyền sử dụng đất này sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng. Trường hợp bố bạn có cho rằng mảnh đất nào đó là mảnh đất của riêng bố bạn thì bố bạn phải có bằng chứng chứng minh rằng mảnh đất đó thuộc tài sản riêng của bố bạn. Nếu không chứng minh được thì mảnh đất đó sẽ được coi là tài sản chung.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sẽ giải quyết theo nguyền tắc quy định tại Điều 59 và quy định về chia quyền sử dụng đất tại Điều 62 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
7. Hỏi về phân chia tài sản chung khi bố mẹ ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về thủ tục ly hôn. Khi ba mẹ tôi ly hôn thì mẹ tôi có được thừa hưởng tài sản gì trong gia đình hay không? Nhà thì do bà nội đứng tên nhưng đã sang tên lại cho ba tôi đứng tên. Nên tôi muốn hỏi là mẹ tôi có được chia đôi tài sản hay không? Mẹ tôi có giấy hôn thú và đã ở nhà chồng 20 năm rồi. Mong luật sư có câu trả lời giúp tôi. Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm:
Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung khi ly hôn:1900.6568
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Bạn nêu “nhà thì do bà nội đứng tên nhưng đã sang tên lại cho ba tôi đứng tên” được hiểu là bà bạn đã chuyển nhượng nhà cho ba bạn, cần xác định cụ thể đây là tài sản ba bạn được tặng cho riêng hay ba mẹ bạn được tặng cho chung tài sản này. Nếu bà nội bạn tặng cho nhà riêng cho ba bạn thì đây được coi là tài sản riêng của ba bạn. Khi ly hôn mẹ bạn không có quyền yêu cầu phân chia tài sản này.
Nếu đây là tài sản chung của bố mẹ bạn thì khi ly hôn sẽ chia đôi cho hai vợ chồng và có tính đến phần công sức đóng góp theo quy định tại Điều 59
Như vậy, mẹ bạn sẽ chỉ được phân chia những tài sản được xác định là tài sản chung của ba mẹ bạn, những tài sản được xác định là tài sản riêng của ba bạn thì mẹ bạn sẽ không được chia.