SON, MNC là đất gì? Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (Đất SON)? Đất có mặt nước chuyên dùng?
Hiện nay, đất đai điều mà nhiều bạn đọc quan tâm bởi đất đai chính là tài sản quan trọng của chúng ta. Cùng với đó sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm tới bởi những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động tưới tiêu của người dân. Như vậy, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng là một loại đất phi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người. Pháp luật hiện nay đã có quy định rõ ràng về các loại đất, tuy nhiên thực tế nhiều người chưa thực sự hiểu rõ các quy định này đặc biệt là quy định về đất SON, MNC là đất gì? Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. SON, MNC là đất gì?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về bản đồ địa chính có quy định về đất SON, MNC như sau:
Thứ nhất, đất SON là các khu vực đất, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể các thông tin về đất SON. Cụ thể, Đất SON là vùng đất có mặt nước của các thủy văn dạng sông không thể tạo ranh giới khép kín nhằm có thể định hình thành một thửa đất, diện tích đất SON không được sử dụng riêng vào mục đích, làm thủy điện, thủy lợi hay là nuôi trồng thủy sản.
Đất chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất ở nước ta chính là SON là đất kênh, sông, ngòi, rạch, suối. Đất SON với nhiều đặc điểm đặc trưng, nhóm đất SON đất kênh, sông, ngòi, rạch, suối được Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương quan tâm và có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và hiệu quả.
Thứ hai, đất MNC được quy định là đất có mặt nước chuyên dùng. Đất MNC bao gồm đất có cỏ, suối, sông, ao, hồ, đập thủy điện,… Đất được sử dụng nhằm mục đích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo như quy hoạch của Nhà nước. Cụ thể, như sau:
– Đất có một hồ thủy điện để cung cấp điện;
– Đất có sông, đầm, hồ chứa thủy lợi, hồ tự nhiên thuộc hệ thống thủy lợi để cung cấp nước cho đời sống của từng cơ sở, từng địa phương;
– Hồ, ao nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa;
– Đầm thuộc hệ thống tưới nước thải của các khu công nghiệp và thành phố;
– Các khu đất được quy hoạch cho các mục đích chuyên ngành khác có liên quan.
2. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (Đất SON):
2.1. Đối tượng quản lý và sử dụng đất SON:
Trong quá trình sử dụng và sở hữu đất, việc quản lý đất ở sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON được quy định chi tiết tại Điều 163, Luật Đất đai. Cụ thể, như sau:
– Đối với trường hợp căn cứ vào mục đích sử dụng chính đã được xác định thì đất sông, suối, kênh, rạch sẽ được quản lý, sử dụng tuân theo các quy định như sau:
+ Nhà nước thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thuê đất để thực hiện tách thửa để đầu tư nhằm mục đích nuôi trồng thủy sản thì theo quy định thì Nhà nước sẽ thu tiền thuê đất hàng năm.
+ Nhà nước thu tiền thuê đất hàng năm đối với các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế, cá nhân, gia đình, cá nhân thuê đất sông, ngòi, suối, kênh, rạch nhằm mục đích để nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý rằng việc khai thác, sử dụng đất trên sông, suối, kênh, rạch (Đất SON) cần phải bảo đảm:
– Không làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chính đã được xác định;
– Đồng thời cần phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật của ngành và các lĩnh vực có liên quan;
– Tuân thủ các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường;
– Tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường;
– Không cản trở dòng chảy tự nhiên;
– Không cản trở giao thông đường thủy;
– Không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
2.2. Trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý, sử dụng:
Nhóm đất chuyên dùng là đất, kênh, rạch, suối, sông, ngòi. Trường hợp mà không được sử dụng đúng cách và hợp lý có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, sinh hoạt hàng ngày, đời sống của người dân địa phương. Do vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cá nhân, tổ chức có liên quan cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sử dụng lãnh thổ các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan chủ quản trong việc sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (Đất SON) có trách nhiệm như sau:
– Cần phải tiến hành theo dõi hoạt động của người sử dụng đất, chủ sở hữu các sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
– Có trách nhiệm thu đủ tiền thuê đất theo thời hạn và báo cáo cơ quan lãnh đạo cấp trên;
– Phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu của người sử dụng đất, các chủ sở hữu;
– Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thứ hai, các cá nhân và chủ sở hữu có trách nhiệm như sau:
– Các cá nhân và chủ sở hữu có trách nhiệm sử dụng đúng diện tích đất cho phép, không được lấn chiếm bừa bãi. Trường hợp, cá nhân, chủ sở hữu mong muốn mở rộng diện tích phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
– Sử dụng đất, sông, ngòi, kênh, rạch, suối đúng mục đích. Đối với trường hợp sử dụng để nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển kinh tế cần phải bảo vệ môi trường, không làm cản trở, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các cá nhân, chủ sở hữu cần phải nộp tiền thuê đất đầy đủ, đúng hạn cho cơ quan nhà nước.
– Trong quá trình sử dụng, sở hữu các cá nhân, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến vị trí khu đất, thửa đất và thời hạn sử dụng, diện tích đất để kịp thời ứng phó với các trường hợp thanh tra, kiểm tra, đánh dấu.
3. Đất có mặt nước chuyên dùng:
3.1. Quy định về đất có mặt nước nội địa:
Tại một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng loại đất có mặt nước nội địa nhằm mục đích để nuôi cá lồng, nuôi tôm xuất khẩu,… kết hợp chăn thả gia cầm, gia súc điều này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc sử dụng loại đất có mặt nước nội địa cụ thể như sau:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê hồ, ao, đầm phải được đối với hộ gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hồ, ao, đầm được theo hạn mức đối với các cá nhân, hộ gia đình để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với việc sử dụng đầm, hồ thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật đất đai có thẩm quyền đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3.2. Quy định về đất có mặt nước ven biển:
Đất có mặt nước ven biển là diện tích đất có mặt nước ở những vùng ven biển thông thường được sẽ được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, đặc biệt là mục đích nuôi trồng thủy sản hay được sử dụng vào một số mục đích khác đảm bảo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra quy định về cơ chế sử dụng loại đất có mặt nước ven biển như sau:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất có mặt nước ven biển được đối với cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
– Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển cần được thực hiện theo quy định tại Điều 140 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
+ Sử dụng đất có mặt nước ven biển phải bảo vệ đất, đồng thời làm tăng sự bồi tụ đất ven biển.
+ Sử dụng đất có mặt nước ven biển phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Sử dụng đất có mặt nước ven biển phải không được làm cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
+ Sử dụng đất có mặt nước ven biển cần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và cảnh quan.