Bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong trào Thơ mới ở Việt Nam. Bài viết dưới đây với chủ đề Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ ngắn gọn | Soạn văn lớp 8 sẽ giúp các em học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách bài tập môn Văn và nắm bắt được những kiến thức chính của tác phẩm.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ ngắn gọn:
Câu 1 (Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2 – trang 7):
Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung cơ bản của mỗi đoạn thơ.
Lời giải:
– Đoạn 1: Lòng uất hận, căm hờn khi bị giam cầm trong cũi sắt.
– Đoạn 2: Nỗi nhớ núi rừng và sự oai phong của con hổ.
– Đoạn 3: Nỗi nhớ về một thời oanh liệt, tự do.
– Đoạn 4: Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
– Đoạn 5: Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Câu 2 (Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2 – trang 7):
Trong bài thơ có hai cảnh được tác giả Thế Lữ miêu tả rất ấn tượng, đó là cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (khổ 1 và khổ 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ bạt ngàn, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” (khổ 2 và khổ 3).
a) Hãy phân tích từng cảnh tượng.
b) Nhận xét và phân tích của em về việc tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong khổ 2 và khổ 3 để làm rõ cái hay của hai khổ thơ này.
c) Tâm sự của con hổ trong vườn bách thú đã được thể hiện như thế nào qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng trên? Theo em tâm sự ấy có liên hệ gần gũi gì với tâm sự của người dân Việt Nam đương thời?
Lời giải:
a.
– Cảnh vườn thú nơi con hổ bị giam cầm:
+ Đoạn thơ 1: Thể hiện sự buồn chán, giận dữ và oán giận của con hổ vì bị nhốt trong chiếc lồng sắt chật hẹp và trở thành nguồn giải trí cho con người.
+ Đoạn thơ 2 : cảnh vườn thú nhân tạo, giả tạo, đáng khinh – Cảnh rừng núi hùng vĩ nơi con hổ cai trị “ngày xưa”
+ Đoạn thơ 3: Vẻ đẹp hùng vĩ, cao cả và phong phú nơi phong cảnh núi rừng phong phú. Chỉ có nơi này mới xứng đáng với chúa sơn lâm.
+ Đoạn thơ 4: Phong cảnh núi rừng lãng mạn và bi tráng. Chúa tể rừng xanh xuất hiện với vẻ đẹp uy nghiêm, hùng vĩ.
b.
– Ngôn từ được lựa chọn sử dụng nhiều động từ mạnh mẽ
– Hình ảnh giàu tính miêu tả
– Giọng điệu kiêu hãnh, cao ngạo xen lẫn với tông giọng hoài niệm và cay đắng.
c. Sự tương phản rõ nét và sự đặt cạnh nhau thể hiện sự tức giận hiện tại, nhớ về khu rừng xanh với niềm tự hào tột độ và nỗi buồn trước hoàn cảnh của con hổ. Hoàn cảnh và cảm xúc của chúa sơn lâm cũng giống như người Việt khi Tổ quốc bị xâm lăng.
Câu 3 (Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2 – trang 7):
Đề bài: Căn cứ vào nội dung bài thơ, em hãy giải thích vì sao tác giả Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Theo em việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Lời giải:
– Thế Lữ mượn lời của con hổ vì:
+ Hổ có vẻ đẹp uy nghiêm và được coi là chúa sơn lâm. Hiện đang bị giam trong lồng sắt, nó là biểu tượng rất đắt giá của sự thất bại với cảm giác đau buồn. Chán nản vì cảnh tù túng, nhưng buộc phải chấp nhận những điều tẻ nhạt, vô nghĩa.
+ Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân.
– Khéo léo bày tỏ tâm trạng thầm kín.
Câu 4 (Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2 – trang 7):
Đề bài: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.
Lời giải:
Câu nói của Hoài Thanh nêu bật cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và nhịp điệu của Thế Lữ:
+ Ngôn ngữ: động từ mạnh mẽ, lặp lại nhiều lần, linh hoạt và chính xác.
+ Hình ảnh: giàu liên tưởng và trí tưởng tượng, gợi lên sức mạnh và sự tráng lệ.
+ Nhịp điệu: linh hoạt, ngắt âm 5/5, 4/2/2, 3/5 theo dòng cảm xúc của con hổ.
2. Tìm hiểu chung về tác giả Thế Lữ:
* Cuộc đời:
– Nhà thơ Thế Lữ, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ngày 10 tháng 6 năm 1907 tại Hà Nội và qua đời vào ngày 3 tháng 6 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những nhân vật tiêu biểu của phong trào Thơ mới ở Việt Nam.
– Cuộc đời cá nhân của ông gắn liền với nhiều biến cố lịch sử và sự nghiệp sáng tạo phong phú.
– Thế Lữ lập gia đình khi mới 17 tuổi với Nguyễn Thị Khương và sau đó là với Phạm Thị Nghĩa, người đã cùng ông đi qua những thăng trầm của cuộc sống cũng như sự nghiệp văn chương.
* Sự nghiệp sáng tác:
– Thế Lữ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua những tác phẩm thơ đầy chất lãng mạn và sâu sắc, đồng thời cũng là một nhà văn, nhà hoạt động sân khấu, và nhà báo có ảnh hưởng lớn.
– Thế Lữ nổi tiếng từ những năm 1930 với các tác phẩm thơ mới và văn xuôi, trong đó nổi bật là bài thơ “Nhớ rừng” và tập truyện “Vàng và máu” phát hành năm 1934.
– Ông là thành viên sáng lập của nhóm Tự Lực văn đoàn, một tổ chức văn học quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam và đã đóng góp không nhỏ trong việc phát triển văn học nước nhà.
– Thế Lữ được biết đến là người tiên phong trong việc hiện đại hóa thơ ca Việt Nam, giúp giải phóng tâm tư của thế hệ mới khỏi những khuôn phép của thế hệ phong kiến. Ông đã khẳng định được bản lĩnh con người trước xã hội thông qua những vần thơ đầy tính nhân văn và sâu sắc.
– Thế Lữ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực sân khấu, khi ông chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói từ năm 1937, trở thành một diễn viên, đạo diễnvà nhà viết kịch nổi tiếng. Ông đã nâng tầm kịch nói Việt Nam từ mức độ nghiệp dư lên đến chuyên nghiệp, và là người đầu tiên đưa kịch nói lên sân khấu ở Việt Nam.
– Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Thế Lữ tham gia vào hoạt động sân khấu kháng chiến. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam từ năm 1957 đến 1977.
– Ông là hội viên sáng lập của Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa II.
– Thế Lữ được vinh danh với danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984 – một trong những danh hiệu cao quý nhất dành cho nghệ sĩ ở Việt Nam – như một sự ghi nhận cho những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học và nghệ thuật nước nhà.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
– Tác phẩm thơ “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Kữ, phản ánh tâm trạng và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ.
– Tập truyện “Vàng và máu” phát hành năm 1934 cũng là một trong những tác phẩm văn xuôi nổi bật, thể hiện phong cách viết đầy lôi cuốn và sắc sảo của ông.
– Thế Lữ còn có các tác phẩm khác như “Bên đường thiên lôi”, “Lê Phong phóng viên”, “Mai Hương và Lê Phong” và “Đòn hẹn”, mỗi tác phẩm đều thể hiện cái nhìn sâu sắc và tài năng văn chương đặc sắc của ông.
3. Tìm hiểu chung về bài thơ “Nhớ rừng”:
* Hoàn cảnh sáng tác:
Được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập “Mấy vần thơ” – 1935. Chính bởi thực tại tù túng, bị xâm chiếm đô hộ nên tác giả thể hiện khảo sát tự do thông qua bài thơ “Nhớ rừng”.
* Bố cục:
– Đoạn 1: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.
– Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng và niềm tự hào một thời oanh liệt.
– Đoạn 4: Nỗi uất hận trước những tầm thường giả dối của cảnh công viên.
– Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng ngàn.
* Giá trị nội dung:
Thế Lữ đã sử dụng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để biểu đạt nỗi lòng của mình, mượn lời con hổ để nói lên nỗi chán ghét cuộc sống tù túng và tầm thường, đồng thời thể hiện niềm khao khát tự do và lòng yêu nước sâu sắc. “Nhớ rừng” không chỉ là một bài thơ về nỗi nhớ, mà còn là tiếng nói của những trái tim đang khát khao một cuộc sống tự do, không bị giam cầm và kìm kẹp.
* Giá trị nghệ thuật:
– Thể thơ 8 chữ hiện đại, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
– Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
– Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ – hiện thực – quá khứ…
THAM KHẢO THÊM: