Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất

Mượn lời con hổ trong vườn bách thú Thế Lữ diễn tả nỗi sầu của một lớp trí thức trẻ yêu nước trong bài thơ Nhớ rừng. Dưới đây là bài viết về Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất

1. Dàn ý Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất:

1.1 Mở bài:

Giới thiệu về tác giả Thế Lữ và Bài thơ Nhớ rừng

Nêu nội dung khái quát về bài thơ

1.2 Thân bài:

Đoạn 1 và Đoạn 4: tâm trạng khi con hổ bị nhốt

Đoạn 1

- Hoàn cảnh con hổ bị nhốt trong cũi sắt

- Tâm trạng phẫn uất âm thầm nhưng dữ dội

- “Ta nằm dài” – cách xưng hô của vị chúa tể đang ngao ngán cuộc đời cứ chầm chậm trôi, với bất lực

- “Khinh lũ người kia”: coi thường những kẻ (là Gấu, báo) tầm thường vô tư trong cuộc sống tù túng

Từ ngữ, giọng thơ diễn tả tâm trạng uất ức, ngao ngán

Tâm trạng giống tâm trạng của người dân mất nước sống cảnh đời tối tăm.

Đoạn 4

- Cảnh tượng sửa sang vẫn không thay đổi vẫn giả dối

là thực tại của xã hội bấy giờ, thái độ của người dân đối với bối cảnh đó

 (Đoạn 2+3): Con hổ nhớ về chốn giang sơn

Đoạn 2

- Cảnh “bóng cả cây già” đầy hùng vĩ

- Tiếng “gió gào ngàn” và “giọng nguồn hét núi” chốn hoang dã được diễn tả với đại ngàn hùng vĩ, bí ẩn thiêng liêng

- Bước chân đường hoàng, đầy sức sống

Vẻ lẫm liệt của con hổ là của vị chúa sơn lâm

Đoạn 3

- “Nào đâu ... ánh trăng tan” Khung cảnh khi con hổ dưới ánh trăng lãng mạn

- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” cơn mưa cùng hình ảnh con hổ ngắm giang sơn đổi mới.

- “Đâu những bình minh...tưng bừng” chan hòa âm thanh và ánh sáng trong giấc ngủ của vị chúa sơn lâm.

- Con hổ trở thành chúa tể muôn loài đợi màn đêm buông xuống

Bức tranh tứ bình đẹp với vẻ hoang vắng uy nghi, hoành tráng

(Đoạn 5): khao khát tự do

- Sử dụng hàng loạt câu cảm thán  biểu lộ khát vọng tự do trong bất lực

Đây là nỗi tâm sự của người dân Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan

 1.3 Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của bài thơ góp tiếng nói vào phong trào Thơ Mới.

2. Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất:

Thế Lữ quả đúng là “người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào Thơ Mới” bởi những lời thơ ông làm say lòng người với vẻ đẹp và hy vọng của cuộc sống. Đặc biệt đến với bài thơ Nhớ rừng người đọc cảm nhận rõ rành về vẻ oai phong của một chúa tể sơn lâm khi nhớ về quá khứ còn tự do được sống trong vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã

Giọng điệu bao trùm tác phẩm là bi tráng thể hiện bi kịch của cả một thời đại trong sự đối lập giữa sự hùng vĩ của núi rừng và sự gò bó của vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt.

Con hổ đang bị nhốt “trong cũi sắt”, khiến những oán hận đã tích tụ thành “khối” để con hổ “gặm” mãi mà không tan nhưng càng gặm nhấm lại càng cay đắng. Chỉ biết “nằm dài” trong  đau khổ, bị chế giễu, bị làm nhục và bỏ tù, trở thành “thứ đồ chơi” cùng với những con thú “dở hơi”, “vô tư lự”. Đó là tâm trạng bi thương của vị vua sơn lâm khi lưu lạc, sa cơ. Trong bối cảnh lịch sử đất nước ta khi tác phẩm ra đời (1934) thì nỗi tủi hổ, cay đắng của con hổ cũng đồng thời là nỗi lòng của nhân dân ta trong cảnh sống nô lệ tăm tối như bị nhốt trong cũi.

Và sống trong hoàn cảnh ấy khiến con hổ nhớ về quá khứ tươi đẹp. Nhớ những lúc đi lang thang và nhớ cả cảnh rừng với bóng cây cổ thụ. Các từ “nhớ” và “với” cùng cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2…) với sự cân đối khiến nỗi nhớ vang lên thật da diết. Chất thơ trữ tình đã lột tả được đời sống nội tâm đang cuộn trào của một vị chúa sơn lâm có quá khứ huy hoàng. Một “tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, một “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng” cùng một cặp “mắt thần khi đã quắc” khiến mọi thứ đều im lặng. Một loại các câu từ miêu tả về phong thái bước đi thân hình sự uy nghiêm của con hổ trong quá khứ hyy hoàng được diễn tả càng khiến hiện tại trở nên đàn thương. Giờ đây con hổ chỉ có thể nằm đây nhớ về ngày xưa kia. Một loạt các động từ “gào, thét” là khúc ca dữ dội của rừng suối thiêng liêng, hùng vĩcàng thêm tô đậm hơn về một thời vàng son ngự trị:

“Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”

Khổ thơ tiếp theo chúng ta đến là hình ảnh khu rừng trong đêm để thấy được quá khứ huy hoàng của con hổ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hình ảnh “Đêm vàng” khiến cảnh vật bỗng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Đó là khung cảnh ánh trăng soi mình xuống khu rừng khiến mọi thứ như lung linh, rực rỡ, cánh rừng được nhuộm một màu vàng lấp lánh. “Uống ánh trăng tan” là một ẩn dụ đẹp, khi ánh trăng chiếu mình xuống mặt nước,  khiến mặt nước lung linh, ánh trăng như tan trong nước, khiến mặt nước bao la, lấp lánh, huyền ảo. Từ đó khiến con hổ uống nước suối mà như đang uống ánh trăng. Hình ảnh này khiến ta không thôi cảm thán trước thiên nhiên quyến rũ và cũng khiến chúa sơn lâm thêm mơ màng, say sưa. Tiếp theo là giữa cơn mưa rừng con hổ  hiện lên với sự chiêm nghiệm như một bậc hiền triết với “giang sơn” mà nó làm chủ. Những hạt mưa rơi xuống khu rừng với một sức sống dồi dào hơn bao giờ hết. Dưới cái nhìn rất tinh khiết bức tranh này mang vẻ đẹp của sự khiết và tinh tế đã giúp ta hiểu được sự thơ mộng của thiên nhiên. Tiếp đến là cảnh bình minh rực rỡ và đầy màu sắc, cùng tiếng muông thú. Trên ngai vàng, con hổ tận hưởng thú vui của mình với rừng cây xanh tiếng chim chóc cùng với những điệu múa duyên dáng vui tươi. Mỗi vẻ đẹp của khu rừng đều thấm đẫm sự tự do khiến nhà vua say lòng, ngẩn ngơ!

Cuối cùng là cảnh hoàng hôn với giọng điệu thơ mạnh mẽ, đầy chất vấn giữa quá khứ và hiện tại. Con hổ hiện  lên trong tư thế của một bạo chúa khát máu:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, “

Câu thơ khiến ta phải suy nghĩ về sự liên tưởng từ máu của một con vật là mồi của con hổ nào đó đến hình ảnh máu của mặt trời lặn chuyển sang màu đỏ trong chiều tà. Động từ “chết” khiến mặt trời trở thành một vật thể có tri giác, là một con thú dưới cái nhìn kiêu hãnh của vị chúa sơn lâm. Với con hổ giờ đây mặt trời đã trở nên hoàn toàn tầm thường so với vị thế của con hổ trong rừng

Những kỷ niệm huy hoàng trong khu vực bật lên như trong một bộ phim tài liệu. Liên tiếp những từ “đâu”, “đâu”,… mang những nỗi nhớ về thời “ngày xưa” da diết, khắc khoải. Những ngày oai phong lẫm liệt ấy  đã qua đi và không bao giờ có được nữa vì giờ đã chẳng có gì gọi là tự do. Đằng sau những hình ảnh tứ bình ấy là một nỗi buồn đau đớn, sự tuyệt vọng của con hổ được cô đọng chua xót trong câu thơ: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? “

Dù huy hoàng đến đâu cũng đã là quá khứ nên hổ chỉ biết thở dài quay về hiện tại.  Chúa sơn lâm tỏ ra khinh thường trước cảnh tượng ở Thảo Cầm Viên. Đây chỉ là những cách sắp xếp giả tạp, đơn điệu nhàm chán đầy phẫn nộ. Tác giả đã thành công thể hiện tâm trạng của con hổ với niềm khao khát tự do mãnh liệt, con hổ rất bất bình với cuộc sống bị xiềng xích.

Bài thơ Nhớ rừng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử như một bản tuyên ngôn giành quyền sống của phong trào Thơ Mới. Tác giả không chỉ muốn nói lên hoàn cảnh của con hổ mà còn muốn nói về khát khao tự do và lòng yêu nước thầm kín của dân tộc lúc bấy giờ.

3. Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ngắn gọn nhất:

Một trong những cây bút tiêu biểu của thơ Mới là tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ với hình ảnh con hổ luôn mang tâm hồn u uất, và khát vọng tự do, đó cũng là tâm tình của những người yêu nước trong cảnh nước mất nhà tan.

Cùng chung thái độ phản kháng trong phong trào Thơ mới, Thế Lữ mượn lời con hổ ở vườn bách thú bộc lộ tâm trạng về khung cảnh bấy giờ. Tất cả những hình ảnh trong bài đều là không gian cuộc sống của con hổ khi bị nhốt trong lồng sắt và tâm trạng sự u uất, buồn chán trước cảnh “tầm thường giả dối” khi nhớ về quá khứ huy hoàng ở sở thú.

Hổ vốn là chúa tể muôn loài nhưng nay vì sa cơ mà phải sống cảnh nhục nhã trong “cũi sắt”, không gian bị thu hẹp lại và từ đó biến thành “thứ đồ chơi sang” trong mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống giờ đây vô vị bởi không xứng với địa vị của một vị vua sơn lâm. Con hổ cảm thấy bất lực không có cách nào thoát khỏi nên đành nhìn thời gian trôi qua. Nhưng dù trong hoàn cảnh ấy con hổ vẫn luôn biết thân phận chúa sơn lâm của mình nên tỏ ra khinh bỉ, con người kiêu ngạo cùng lũ gấu điên”, với cặp beo vô tư. Chính nỗi uất ức bị dồn nén đã khiến hổ nghĩ về quá khứ huy hoàng của mình:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,”

Hổ tiếc thời còn là chúa sơn lâm nơi bóng cây cổ thụ. Nhớ rừng là nhớ tự do, nhớ cái chân thật ở non nước hùng vĩ ấy thiên nhiên. Với bản lĩnh của một vị vua sơn lâm cùng sức mạnh phi thường khiến mọi thứ phải sợ hãi. Ở khu rừng đó, con hổ hiện ra với tư thế uy nghiêm giữa núi rừng hùng vĩ. Từng bước đi, từng dáng người, từng ánh mắt gợi lên vẻ uy nghiêm, phô diễn sức mạnh tối thượng. Ở đó con hổ được hưởng cuộc sống tự do tạo hóa đã ban tặng. Đó là những lúc hổ có thể ngắm nhìn sự đổi thay của “giang sơn” và muốn chiếm lấy “phần bí mật” của cuộc sống với phong cảnh đẹp nên thơ. Nhưng tất cả chỉ còn là hồi ức của quá khứ. Nó sẽ không bao giờ thấy cảnh “đêm vàng” hay cảnh mưa giăng ngàn thu, được đắm mình trong cảnh bình minh nắng vàng” hay  chờ đợi nắng tàn của buổi chiều.

Nhớ về những kỉ niệm nơi núi rừng khiến  con hổ chợt nhận ra sự giả dối của nơi nó sống. Chúa sơn lâm tỏ ra khinh bỉ, với những cảnh tượng giả dối thấp hèn do con người tạo ra.

Đó không phải là nơi xứng đáng cho cuộc sống của một người cai trị. Cố gắng sửa chữa bao nhiêu cũng chỉ là “Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng” dưới những gò thấp, hoa, cỏ xén, lối đi bằng phẳng, cây cỏ không có gì là hoang dã. Cảnh sống cấy càng khiến con hổ thêm tiếc nuối “chốn ngàn năm cao cả, âm u.”.

Chán ghét cuộc sống hiện thực, Vị chúa bị sa cơ ấy nguyện sống mãi trong hoài niệm đã ra đi không bao giờ trở lại. Trái tim của con hổ là trái tim của Thế Lữ mơ về cuộc sống tươi đẹp và là tinh thần chung trong phong trào Thơ mới, với khát vọng được sống là chính mình của con người. Thành công của bài thơ là thể hiện trí tưởng tượng xuất sắc khi mượn lời con hổ để nói những tâm sự thầm kín đồng thời khơi gợi tình cảm yêu nước của dân tộc ta  lúc bấy giờ.

 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )