Chúng tôi xin cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), vô cùng hữu ích. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để hoàn thiện tốt bài chuẩn bị trước khi đến lớp.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích lớp 9 – Đề bài:
Câu 1: Đọc văn bản (trang 61, 62, 63 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi.
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
b) Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc tóm tắt luận cứ của văn bản.
c) Xác định các luận điểm chính: Để khẳng định các luận điểm, tác giả đã lập luận như thế nào (dẫn dắt, phân tích, chứng minh)? Bình luận về những luận cứ được người viết đưa ra để làm rõ, sáng tỏ cho từng luận điểm. (Lưu ý: Những lập luận này đến từ đâu và gồm có những điều gì?)
Câu 2: Đọc đoạn văn (trang 64 SGK Ngữ văn 9 tập 2) rồi trả lời câu hỏi:
Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu lên những ý chính nào? Các ý kiến ấy giúp chúng ta hiểu thêm điều gì về nhân vật lão Hạc?
2. Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích lớp 9 – Hướng dẫn trả lời:
2.1. Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích lớp 9 – Hướng dẫn trả lời – Mẫu 1:
Câu 1:
a. Vấn đề nghị luận trong văn bản này là những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng mến của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
– Văn bản có thể được đặt tên là hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng xuất hiện trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
b) Tóm tắt các luận điểm của vấn đề nghị luận. Tìm những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc tóm tắt, cô đúc luận điểm của bài văn.
– Ở mức độ nào đó, dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả các nhân vật trong “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với những đức tính đáng ngưỡng mộ, khâm phục. Trong số đó, nhân vật chính của tác phẩm này, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại trong chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. (Văn bản nêu lập luận và gợi ý lập luận).
– Thứ nhất, tính cách của anh thanh niên này đẹp ở tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc và tinh thần trách nhiệm cao với công việc đòi hỏi khắt khe. (Câu nêu luận điểm).
– Nhưng chàng trai trẻ này lại rất đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách nồng hậu và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. (Câu nêu luận điểm)
– Dù công việc vất vả và có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng chàng trai trẻ tốt bụng, hiếu khách và sôi nổi này lại rất khiêm tốn. (Câu nêu luận điểm)
– Cuộc sống của chúng ta… thật đáng tin yêu. (Đoạn cuối bài – những câu tóm tắt, cô đúc vấn đề nghị luận).
c) Tác giả lập luận thuyết phục (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) để khẳng định quan điểm của mình.
– Lý lẽ của tác giả được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, để lại ấn tượng lâu dài trong lòng người đọc.
– Mỗi lập luận đều được phân tích và chứng minh rõ ràng bằng những bằng chứng cụ thể. Các luận cứ đều xác đáng, sinh động và phù hợp vì nó thể hiện được những chi tiết, hình ảnh độc đáo của tác phẩm.
– Bài viết tất nhiên đặc được tác giả chỉ đạo, dẫn dắt tự nhiên và được hoàn thiện với bố cục, chặt chẽ và chi tiết. Tự đặt vấn đề rồi phân tích diễn giải, rồi sau đó khẳng định và nêu ra các vấn đề cần nghị luận.
Câu 2:
Đoạn văn nghị luận: Cái chết của nhân vật lão Hạc, qua đó thấy được vẻ đẹp của nhân vật này trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
– Các ý chính của đoạn văn này:
+ Lão Hạc phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết.
+ Lão Hạc đã chọn cái chết còn hơn là cuộc sống đau khổ, tủi nhục.
+ Cái chết của lão là gieo mầm cho sự sống.
– Đoạn văn này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhân vật lão Hạc.
+ Đây là sự hy sinh cao cả
+ Đây là nỗi đau thân phận của con người.
2.2. Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích lớp 9 – Hướng dẫn trả lời – Mẫu 2:
Câu 1:
a) – Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của anh thanh niên.
– Tiêu đề văn bản có thể sử dụng: Một vẻ đẹp đáng yêu, Thế hệ thanh niên thời chống Mĩ, Người anh hùng trên đỉnh núi,…
b)
* Những vấn đề nghị luận cần triển khai:
– Tình yêu cuộc sống, tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Trước hết, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu công việc,,? và gian khổ của mình.
– Sự hiếu khách và lòng quan tâm đến mọi người: Tuy nhiên, tính cách ”thèm người” của anh thành này lại thật đáng yêu … Một cách chu đáo.
– Sự khiêm tốn của anh thanh niên: chăm chỉ, công việc vất vả và có những đóng góp quan trọng nhưng rất khiêm tốn.
* Những câu chứa luận điểm:
– Câu nêu lên vấn đề nghị luận “Dù được miêu tả nhiều hay ít…ấn tượng khó phai mờ”.
– Câu kết luận vấn đề: “Với truyện ngắn này,… thật đáng tin yêu”.
c) Để khẳng định các luận điểm, tác giả đã dẫn dắt, trình bày, nêu và phân tích một cách chặt chẽ, logic, liền mạch.
Câu 2:
– Vấn đề nghị luận: Việc giải quyết sự sống và cái chết của lão Hạc.
– Những ý chính của đoạn văn:
+ Tình thế lựa chọn của nhân vật.
+ Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống đau khổ, tủi nhục.
+ Lão Hạc dùng cái chết của mình để gieo mầm cái sống cho đứa con trai đang đi làm công nhân đồn điền.
+ Đây là một quyết định vô cùng đau đớn cho thân phận con người. – Ý nghĩa: Đoạn văn này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật lão Hạc.
3. Liên hệ Nghị luận về tác phẩm truyện:
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là một dạng văn bản phân tích, đánh giá và bình luận về nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa xã hội của một tác phẩm truyện. Mục đích của nghị luận về tác phẩm truyện là để giúp người đọc hiểu sâu hơn về tác phẩm, nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm của nó, cũng như khơi gợi sự suy ngẫm và thảo luận về các vấn đề mà tác phẩm đề cập.
Để viết được một bài nghị luận về tác phẩm truyện, người viết cần phải có kiến thức về tác phẩm, tác giả, thời đại, phong cách và thể loại truyện. Ngoài ra, người viết cũng cần có kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và biểu đạt ý kiến một cách rõ ràng, logic và thuyết phục.
Một bài nghị luận về tác phẩm truyện thường bao gồm ba phần chính: giới thiệu, thân bài và kết luận. Trong phần giới thiệu, người viết nêu tên tác phẩm, tác giả, thể loại và đặt ra vấn đề cần nghị luận. Trong phần thân bài, người viết trình bày các ý kiến chính về nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa xã hội của tác phẩm, dẫn chứng bằng các chi tiết trong tác phẩm hoặc các nguồn tham khảo khác. Trong phần kết luận, tổng kết lại những điểm đã nêu ở phần thân bài, đưa ra nhận xét tổng quát và gợi ý cho người đọc.
Để phân tích về nghị luận tác phẩm truyện, ta cần thực hiện các bước sau:
– Đọc kỹ và hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, tư tưởng và giá trị của tác phẩm truyện.
– Xác định chủ đề, quan điểm và lập luận của bài viết. Chủ đề là nội dung chính mà bài viết muốn trình bày. Quan điểm là ý kiến cá nhân của tác giả về chủ đề. Lập luận là những lí do, bằng chứng, ví dụ hoặc minh họa để hỗ trợ quan điểm.
– Phát triển bài viết theo cấu trúc gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài là phần giới thiệu chủ đề, quan điểm và lập luận của bài viết. Thân bài là phần trình bày các lập luận chi tiết, có sử dụng các phương tiện biện pháp thuyết phục như so sánh, tương phản, đối chiếu, minh họa, dẫn chứng… Kết bài là phần tổng kết lại quan điểm và lập luận của bài viết, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc khuyến khích người đọc suy nghĩ về chủ đề.
– Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, logic và có tính thuyết phục. Tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, khó hiểu, sai sót về ngữ pháp hoặc từ vựng. Cũng tránh sử dụng ngôn ngữ quá cảm tính, thiên vị hoặc xúc phạm đến tác giả hoặc tác phẩm truyện.
Nghị luận tác phẩm truyện là một hoạt động thú vị và bổ ích cho người đọc. Khi nghị luận tác phẩm truyện, chúng ta không chỉ hiểu được nội dung, tác giả, thời đại, phong cách của tác phẩm mà còn phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh và bình luận về các vấn đề xã hội, nhân văn, đạo đức trong tác phẩm. Nghị luận tác phẩm truyện cũng giúp chúng ta mở rộng kiến thức, tăng khả năng sáng tạo, nâng cao nhận thức và trách nhiệm với cuộc sống. Nghị luận tác phẩm truyện là một cách để chia sẻ cảm nhận, quan điểm và giá trị của mình với người khác, góp phần làm giàu văn hóa đọc và văn hóa viết của xã hội.