Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên - Chân trời sáng tạo Văn 6 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên – Chân trời sáng tạo Văn 6:
1. Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?
Trả lời:
– Người chị trong truyện có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình vì em trai phải học lớp giáo dục đặc biệt và mỗi lần đi chơi cùng em, cả hai đều bị người khác nhìn vào.
2. Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?
Trả lời:
– Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em chính là cuộc trò chuyện hồn nhiên của người em với chị gái trên đường đến bến xe buýt.
3. Vì sao người chị lại khóc?
Trả lời:
Người chị khóc vì sau những gì cô đối xử không tốt với em trai mình, người em vẫn không ghét cô, ngược lại, anh vẫn nghĩ cô là một người chị tốt.
4. Qua câu chuyện trên, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
Trả lời:
– Qua câu chuyện trên em học được rằng chúng ta nên đối xử tốt với những người trong gia đình, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, không có thái độ lạnh lùng, xa cách.
2. Tóm tắt câu chuyên “Chị sẽ gọi em bằng tên”:
Mẫu 1:
Nhân vật của tôi có một em trai. Em ấy đang học ở một lớp giáo dục đặc biệt. Điều đó khiến tôi thường tỏ ra lạnh lùng và thờ ơ với em. Một buổi chiều, hai chị em đã có một cuộc trò chuyện đặc biệt. Tôi nhận ra rằng em trai rất tốt bụng, thân thiện và hay nói. Trong một chuyến đi với gia đình, tôi giả vờ đọc một cuốn sách và nghe thấy toàn bộ cuộc trò chuyện giữa em với bố. Em trai vẫn luôn yêu thương tôi và nghĩ rằng tôi là một người chị tốt. Tôi tự hứa với bản thân sẽ đối xử với em tốt hơn.
Mẫu 2:
Nhân vật tôi mới đầu rất lạnh lùng và ghét em trai mình vì em là một đứa trẻ bất thường. Tôi đã đặt cho em đủ thứ tên xấu và cảm thấy xấu hổ với mọi người khi ở bên em. Một buổi chiều nắng đẹp, hai chị em tôi đã có một cuộc trò chuyện đặc biệt. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy em mình có vẻ tốt bụng, thân thiện và nói nhiều. Trong một chuyến đi cùng gia đình, tôi giả vờ đọc sách và nghe toàn bộ cuộc trò chuyện giữa em với bố. Hóa ra bấy lâu nay em luôn yêu thương và coi tôi là một người chị tốt. Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã rất tệ với em ấy và từ đó tôi càng yêu em ấy hơn.
Mẫu 3:
Em trai trong tác phẩm mắc một căn bệnh đặc biệt, chị gái thì xa cách và ghét em trai mình. Sự xa lánh ngày càng tăng cho đến một ngày, bố mẹ đi vắng và chị gái phải cùng đưa em trai đi khám răng. Đột nhiên, một câu chuyện xảy ra giữa hai chị em và chị gái đã thay đổi quan điểm của mình về người em. Một tuần sau, gia đình đi chơi, chị gái ngồi sau giả vờ đọc sách và lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai cha con. Và khi nghe được lời tâm sự của người em, chị gái rất cảm động và hứa sẽ cùng em học, nói chuyện nhiều hơn, gọi em bằng tên thay vì những biệt danh xấu xí đó.
Mẫu 4:
Nhân vật tôi có một em trai đặc biệt, tính cách kỳ lạ, nhút nhát, thường cười một mình vô cớ. Không những thế em trai còn học rất kém và phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Nhân vật tôi rất ghét người em của mình, thường không bao giờ nói chuyện với em và gọi em bằng những biệt danh xấu xí. Trong một lần đi khám răng hai chị em vô tình nói chuyện với nhau, nhân vật tôi hiểu rằng em trai mình là một cậu bé rất tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hay nói. Trong một chuyến đi chơi gia đình, em đã nói với bố rằng chị gái mình là một người rất tốt và rất yêu mình. Khi nghe vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm, yêu thương em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Eric Carter thay vì những biệt danh xấu xí trước đây.
Mẫu 5:
Với nghệ thuật kể chuyện ngôi thứ nhất, câu chuyện được tái hiện lại rất chân thực. Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi trong cách một người chị nhìn nhận và đối xử với người em trai đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn truyền tải bài học về sự đồng cảm, chia sẻ và yêu thương những người xung quanh.
Mẫu 6:
Em trai của nhân vật tôi phải học trong lớp giáo dục đặc biệt. Điều đó khiến tôi cảm thấy không thoải mái và tôi thường bày tỏ thái độ lạnh lùng, cáu gắt của mình với em. Một buổi chiều, tôi và em trai đã trò chuyện. Nhân vật tôi hiểu ra và thấy được sự tốt bụng, hoạt ngôn của em trai. Trong một chuyến đi, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa cha và em trai mình. Nhân vật tôi nhận ra rằng em trai rất yêu quý mình. Tôi cảm thấy hối hận, và tự hứa với lòng mình sẽ đối xử tốt hơn với em trai mình
Mẫu 7:
Nhân vật tôi tỏ ra không thích em trai mình vì em là một đứa trẻ bất thường. Tôi thường tỏ ra lạnh lùng và ghét bỏ, hoặc cảm thấy xấu hổ với mọi người khi ở bên em trai. Vào một buổi chiều, hai chị em đã có một cuộc trò chuyện bất ngờ và đã khiến nhân vật tôi hiểu hơn về em trai mình. Trong chuyến đi chơi cùng gia đình, tôi giả vờ đọc sách và nghe được toàn bộ cuộc trò chuyện giữa em và bố. Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã rất tệ với em, và tự hứa với lòng mình sẽ thay đổi, sẽ yêu thương và trân trọng em trai của mình hơn nữa.
3. Phân tích tác phẩm “Chị sẽ gọi em bằng tên”:
Nhân vật người chị trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên” là một nhân vật để lại cho tôi nhiều suy nghĩ và bài học về cách ứng xử với cuộc sống. Người chị, với tư cách là người kể chuyện, dẫn dắt người đọc qua những suy nghĩ và thái độ của chính mình để người đọc có thể suy nghĩ và thức tỉnh với nhiều điều.
Cậu em trai do phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác, vì vậy người chị cảm thấy xấu hổ và ghét em trai mình ngày càng nhiều khi lớn lên. Cô đã có những hành động không phải với em trai mình, cô luôn tỏ thai độ lạnh lùng, thơ ơ, nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường.
Đôi khi, cô bé trừng mắt nhìn em trai mình, khiến em trai sợ hãi. Cô cũng ít khi gọi em trai mình bằng tên mà thường đặt cho em những cái tên xấu xí để gọi. Và sau cuộc trò chuyện trên đường đến xe buýt, hiểu được mong muốn và những suy nghĩ của em trai mình, cô bé đã thay đổi suy nghĩ và hành động của mình.
Mặc dù cậu bé có một số câu trả lời nhàm chán, nhưng người chị vẫn chăm chú lắng nghe, đó là một thái độ trân trọng đối với em trai mình. Trong cuộc trò chuyện đó, người chị đã chịu nói chuyện, chịu lắng nghe và không tức giận, cô bé đã thay đổi cách nhìn về em trai mình: đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hay nói.
Sau những giọt nước mắt hối hận trong chuyến đi du lịch cùng gia đình, cô bé đã tự hứa với lòng mình sẽ đối xử tốt với em trai và yêu thương em vì cô nhận ra rằng em là một cậu bé giàu lòng vị tha. Có thể nói, Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đối xử của một người chị đối với đứa em trai đặc biệt của mình.
Qua câu chuyện trên, tác giả muốn gửi đến người đọc bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận bất hạnh trong cuộc sống.