Số tiền bảo hiểm tối thiểu khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng. Các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng. Các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên em là công ty xây dựng đang làm công trình cấp 1. Theo quy định phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Em muốn hỏi là phần trăm của bảo hiểm trách nhiệm đối với ngành tư vấn xây dựng là bao nhiêu và quy định ở đâu. Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 9 Luật xây dựng 2014 quy định bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
"1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
… "
Như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.
Căn cứ Khoản 4 Điều 3
– Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
– Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
– Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm trong đầu tư xây dựng là mức phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải được xác định dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm
Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:
– Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
– Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế.
– Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng, mức phí bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế và các bên có thể thỏa thuận với mức phí cao hơn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chi trả với tư vấn xây dựng được quy định tại điểm b khoản 1 điều 6 gồm:
Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
Các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
– Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
– Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
– Tổn thất mang tính thảm họa;
– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.