Quy định của pháp luật về vay nợ trong nước. Quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài. So sánh ưu điểm nhược điểm của vay nợ trong nước và nước ngoài.
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất phát triển trong xu thế thương mại hóa hiện nay. Để phát triển trong các hoạt động thương mại hay các hoạt động khác, mỗi quốc gia luôn cần những khoản vay nhất định để phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, có hai hình thức vay đó là vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. Vậy hai hình thức này khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về vay nợ trong nước:
Nợ trong nước được hiểu là tổng các khoản nợ đi vay từ người cho vay ở trong nước. Và vay nợ trong nước là các khoản vay thông qua việc phát hành trái phiếu, công trái hay công khố phiếu quốc gia (gọi tắt là trái phiếu).
Trái phiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Theo đó, mệnh giá của trái phái phiếu được chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng:
Điều kiện về chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định tại Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019. Cụ thể là:
– Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp góp được tại thời điểm đăng ký chào bán phải đáp ứng từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
– Điều kiện về hoạt động kinh doanh: đối với năm liền trước của năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời đảm bảo không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán. Doanh nghiệp sẽ không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm.
– Doanh nghiệp phải xây dựng phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
– Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
– Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng (ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán).
– Đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm.
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán.
– Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
– Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích.
Hồ sơ, quy trình đăng ký chào bán trái phiếu được quy định như sau:
– Hồ sơ để tiến hành đăng ký chào báo trái phiếu ra công chúng bao gồm:
+ Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng.
+ Bản cáo bạch.
+ Điều lệ của tổ chức phát hành.
+ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng. Kèm theo là văn bản cam kết niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
+ Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
+ Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán.
+ Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm.
+ Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng với công ty chứng khoán.
+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
– Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngoại trừ các trường hợp sau không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, gồm:
+ Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương.
+ Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.
+ Trường hợp chào bán trái phiếu với mục đích để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
+ Bán chứng khoán dựa theo bản án, quyết định của
Ngoài việc phát hành trái phiếu, vay nợ trong nước còn thông qua hình thức trái phiếu chính quyền địa phương được hiểu là các loại trái phiếu có thời hạn 1 năm trở lên do chính quyền địa phương phát hành. Hay hình thức vay trực tiếp từ chính các ngân hàng thương mại,…
2. Quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài:
Nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiểu vay nợ nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay ưu đãi ODA, vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
Hình thức vay nợ nước ngoài bao gồm:
– Vay viện trợ phát triển chính thức: được hiểu là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ từ các nhà tài trợ nước ngoài như WB, IMF, ADB, NGO,… Theo quy định tại Luật quản lý công nợ năm 2017, vay hỗ trợ phát triển hay còn gọi là vay ODA có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
– Hình thức vay có tính chất thương mại: là khoản vay theo điều kiện thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu về vốn vay trên thị trường, lãi suất căn cứ dựa trên thị trường và không chịu sự ràng buộc nào về các điều kiện kinh tế hay bất kể chính trị.
– Hình thức vay ưu đãi: là hình thức vay có điều kiện được hưởng những ưu đãi hơn so với hình thức vay thương mại. Trong đó thành tố ưu đãi được hiểu là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời gian ân hạn, lãi suất, thời hạn vay, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.
3. So sánh ưu điểm nhược điểm của vay nợ trong nước và nước ngoài:
3.1. Điểm giống nhau:
– Cả hai hình thức vay đều có ưu điểm hướng đến cùng mục đích như sau:
+ Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
+ Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
+ Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
+ Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
– Đối tượng nợ: Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân.
3.2. Điểm khác nhau:
Các tiêu chí | Vay nợ trong nước | Vay nợ nước ngoài |
Đồng tiền vay nợ | Nội tệ, ngoại tệ | Ngoại tệ |
Thời gian vay nợ | Ngắn hơn vay nợ nước ngoài, thường chủ yếu là từ 01-10 năm | Dài hơn, thường rơi từ 40-50 năm |
Thủ tục vay nợ | Tiến hành đơn giản | Thủ tục phức tạp bởi có yếu tố nước ngoài |
Chủ thể cho vay nợ | Cá nhân, tổ chức tại Việt Nam | Các quỹ, tổ chức tài chính quốc tế; Chính phủ nước ngoài; tổ chức phi Chính phủ và cá nhân nước ngoài |
Chủ thể đi vay | Doanh nghiệp, Chính phủ, cá nhân | Doanh nghiệp uy tín, Chính phủ |
Hình thức vay | Vay ngân hàng, tiền mặt, trái phiếu Chính phủ | ODA, thông qua hàng hóa hay hàng nội tệ nước ngoài |
Giá trị vay | Ít hơn vay nợ nước ngoài | Giá trị lớn hơn |
Lãi suất vay | Cố định | Phục thuộc vào bên vay và bên cho vay |
Mức độ rủi ro | Ít hơn | Độ rủi ro cao hơn bởi lý do có sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất |
Hệ thống pháp luật áp dụng | Chỉ áp dụng pháp luật trong nước | Áp dụng pháp luật quốc tế |