So sánh tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai. Bản chất và cơ chế giải quyết của tranh chấp đất đai, khiếu nại về đất đai.
Thực tế hiện nay trong đời sống nhân dân, thậm chí trong một bộ phận các cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đất đai ở nhiều nơi vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai.
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xết lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đây là hai hiện tượng khá gần gũi với nhau bởi cả hai đều là các xung đột về quyền và lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất. Thậm chí, định nghĩa tranh chấp đất đai và định nghĩa khiếu nại về đất đai nêu trên cũng chưa nêu bật được đặc điểm pháp lý đặc trưng của tranh chấp đất đai so với khiếu nại về đất đai. Tuy nhiên về bản chất pháp lý, đối tượng và biện pháp giải quyết của hai hiện tượng này có những điểm hoàn toàn khác nhau:
– Về bản chất: Tranh chấp đất đai là xung đột về quyền lợi giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đó khiếu nại về đất đai lại là xung đột giữa chủ thể sử dụng đất với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi các cơ quan này ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất;
– Về đối tượng: Nếu như đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; thì đối tượng của khiếu nại về đất đai lại là các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình quản lý đất đai gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất;
>>> Luật sư
– Về cơ chế giải quyết: Tranh chấp đất đai có nhiều biện pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính có thẩm quyền và giải quyết tại
– Các dạng: Tranh chấp đất đai bao gồm các dạng: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất.
Các khiếu nại về đất đai bao gồm các dạng: khiếu nại về quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; khiếu nại về hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ liên quan đến hoạt động nói trên.
Việc đánh đồng, không phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai sẽ dẫn đến việc người dân không yêu cầu giải quyết đến đúng cơ quan có thẩm quyền, việc thụ lý giải quyết ở một số cơ quan chưa đúng quy định của pháp luật, giải quyết sai lầm vụ việc khiến vụ việc trở nên kéo dài, phức tạp. Vì thế, việc làm rõ hai khái niệm này không chỉ quan trọng đối với các cơ quan quản lý đất đai mà còn đối với người sử dụng đất để có thể bảo vệ một cách tốt nhất các quyền lợi chính đáng của mình.