Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản là một trong các tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu đã được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo quy định của pháp luật, hai tội danh này tuy là có khá nhiều điểm tương đồng trong cấu thành tội phạm nhưng mỗi tội phạm đều có những đặc điểm riêng. Vậy hãy so sánh hai tội cướp giật tài sản với công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Mục lục bài viết
1. So sánh tội cướp giật tài sản với công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Tiêu chí | Cướp giật tài sản | Công nhiên chiếm đoạt tài sản |
Cơ sở pháp lý | Điều 171 | Điều 172 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 |
Khái niệm | Tội cướp giật tài sản chính là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai | Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chính là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có các điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ |
Trạng thái của bị hại | Không kịp trở tay | Người bị hại biết nhưng lại không dám hoặc không có đủ những khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản. |
Dấu hiệu pháp lý | – Chiếm đoạt không còn là mục đích của người thực hiện mà phải là hành vi đã được thực hiện trên thực tế – Dấu hiệu công khai: dấu hiệu này vừa chỉ về tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt lại vừa thể hiện ý thức chủ quan của chính người phạm tội. Hành vi chiếm đoạt tài sản còn được coi là có tính chất công khai nếu như hình thức thể hiện cho phép chính chủ tài sản họ có khả năng biết ngay khi mà hành vi này xảy ra. Ý thức công khai của người phạm tội khi thực hiện hành vi chiếm đoạt có nghĩa là người phạm tội biết về hành vi chiếm đoạt của mình là có tính chất công khai và họ hoàn toàn không có ý định che giấu về hành vi đó – Dấu hiệu nhanh chóng: dấu hiệu nhanh chóng là phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người phạm tội. Đó chính là thủ đoạn lợi dụng các sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này sẽ có thể là có sẵn hoặc do chính người phạm tội chủ động tạo ra) nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng thực hiện chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Về thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt sẽ có thể diễn ra dưới những hình thức khác nhau và tuỳ thuộc vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, tuỳ thuộc vào vị trí, cách thức giữ tài sản cũng như là những hoàn cảnh bên ngoài khác. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh thường sẽ có thể là nhanh chóng tẩu thoát. Theo đó hành vi nhanh chóng tẩu thoát sẽ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản. Với thủ đoạn là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh như vậy, người phạm tội luôn mong muốn chủ tài sản không có các điều kiện để phản ứng kịp thời, ngăn cản việc thực hiện chiếm đoạt và do vậy hoàn toàn không có ý định dùng bất cứ một thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiếp với chủ tài sản | Dấu hiệu công nhiên phản ánh về hành vi chiếm đoạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm sau: + Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính chất công khai xảy ra trong hoàn cảnh là người chủ tài sản không có các điều kiện ngăn cản. Do vậy, người phạm tội họ sẽ không cần và không có ý định sử dụng các thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. + Người phạm tội sẽ không dùng vũ lực, sẽ không đe doạ dùng vũ lực, không uy hiếp về mặt tinh thần cũng như là không nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh. |
Mặt chủ thể | Chủ thể của tội cướp giật tài sản được pháp luật quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS 2015 là người từ đủ 14 tuổi trở lên nếu như có hành vi phạm tội thuộc vào các khoản 2, 3 và 4 của điều luật hoặc là người mà từ đủ 16 tuổi trở lên nếu như có hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật | Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được pháp luật quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS 2015 là người mà từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc những tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự, từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS |
Hình phạt | Điều này quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. – Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Phạm tội có tổ chức + Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; + Dùng thủ đoạn nguy hiểm: đây chính là trường hợp người phạm tội đã thực hiện các hành vi nhanh chóng chiếm đoạt bằng các hình thức dễ dàng gây nguy hiểm đến tính mạng, đến sức khoẻ của chủ tài sản. Ví dụ như: Giật tài sản của người đang đi xe máy + Hành hung nhằm để tẩu thoát: đây chính là trường hợp mà người phạm tội đã có hành vi chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát. Việc chống trả này không đòi hỏi là phải gây thương tích. Mục đích của việc chống trả chính là nhằm để tẩu thoát. Nếu nhằm mục đích để giữ bằng được tài sản vừa cướp giật được thì là trường hợp chuyển hoá từ cướp giật sang cướp tài sản. + Gây thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 11% đến 30% + Phạm tội đối với những người dưới 16 tuổi, đối với phụ nữ mà biết có thai, đối với người già yếu hoặc là người không có khả năng tự vệ + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự đến an toàn xã hội + Tái phạm nguy hiểm. – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định trong trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng + Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh – Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên + Gây thương tích hoặc là gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng về hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp – Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10 Triệu đồng đến 100 triệu đồng. | Điều này quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. – Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm – Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp người phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Hành hung nhằm để tẩu thoát; + Tái phạm nguy hiểm; + Chiếm đoạt tài sản là những hàng cứu trợ; – Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng về thiên tai, dịch bệnh. – Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: + Chiếm đoạt tài sản mà tài sản đó có trị giá 500.000.000 đồng trở lên + Lợi dụng về hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp – Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. |
2. Điểm giống nhau giữa tội cướp giật tài sản với công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Ngoài những điểm khác nhau của hai tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đã nêu trên thì hai tội này cũng có những điểm giống nhau sau:
2.1. Tội xâm phạm sở hữu:
Hai tội này đều là một trong những tội xâm phạm sở hữu, bởi vì cả hai tội này đều là những hành vi có lỗi, xâm hại đến quan hệ sở hữu và sự xâm hại này thể hiện đầy đủ các bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Đối tượng tác động của hai tội này đó chính là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản).
2.2. Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi là một dấu hiệu trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm. Lỗi chính là thái độ tâm lý của con người đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với các hậu quả do hành vi đó gây ra, lỗi được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Cả hai tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi phạm tội.
2.3. Tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt:
Cả hai tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, bởi cả hai tội này đều có chung điểm là người phạm tội có các hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật các tài sản đang thuộc về sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của chính mình, khiến cho chủ tài sản họ mất hẳn khả năng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chính mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được những việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
3. Đặc điểm của tội cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản:
3.1. Đặc điểm của tội cướp giật tài sản:
Có thể hiểu, cướp giật tài sản chính là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy các tài sản trong tay người khác hoặc là đang trong sự quản lý của những người có trách nhiệm về tài sản rồi thực hiện hành vi tẩu thoát mà không dùng đến vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc là bất cứ một thủ đoạn nào nhằm mục đích để uy hiếp tinh thần của những người quản lý tài sản. Vì vậy, cướp giật tài sản có đặc điểm là nhanh chóng giật lấy các tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách để tẩu thoát nhanh chóng. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi cướp giật tài sản được thể hiện ở chỗ là người phạm tội không hề giấu diếm hành vi phạm tội của mình và trước, trong hoặc là ngay sau khi bị mất tài sản thì người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.
3.2. Đặc điểm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Có thể hiểu, công nhiên chiếm đoạt tài sản chính là hành vi công khai lấy các tài sản trước sự chứng kiến của chính chủ sở hữu hoặc của những người có trách nhiệm quản lý các tài sản mà không dùng vũ lực, không đe doạ dùng vũ lực hoặc là bất cứ một thủ đoạn nào khác nhằm để uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Như vậy, đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chính là người phạm tội có các hành vi lấy tài sản trước mắt của người quản lý tài sản đó một cách ngang nhiên mà họ lại không làm gì được hay không có bất kỳ biện pháp nào để ngăn cản hành vi chiếm đoạt các tài sản của người phạm tội, hoặc là nếu có thì cũng không đem lại hiệu quả. Kết quả là những tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.