Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp đều là những đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022). Tuy nhiên, hai đối tượng này cũng tồn tại một số điểm khác biệt và giống nhau khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?
Nhìn từ góc độ văn hóa – nghệ thuật, tác phẩm mỹ thuật được chỉ ra trong quyển “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin là những nghệ thuật được áp dụng để sản xuất công nghiệp, tạo ra thành phẩm là những sản phẩm mỹ thuật phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như trang trí công trình, trang trí không gian sống,…
Còn dưới góc độ luật học, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không trực tiếp quy định cụ thể nhưng tại Nghị định 22/2018, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định nghĩa là những tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục với nhiều tính năng hữu ích. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: thiết kế đồ họa (hình thực thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phầm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
2. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Cùng là những tác phẩm được làm ra bởi những khối óc và đôi bàn tay tài hóa nhưng kiểu dáng công nghiệp không giống như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Theo định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) thì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm hay một bộ phận dùng để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp. Kiểu dáng công nghiệp được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc có thể là sự kết hợp của những yếu tố này tạp nên một tổng thể hoàn chỉnh và thường được sử sử dụng trong các quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hay sản phẩm phức hợp.
3. So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp:
Tiêu chí | Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng | Kiểu dáng công nghiệp |
Cơ sở pháp lý | Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP | Khoản 13 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) |
Căn cứ xác lập quyền | Quyền của tác phẩm mỹ thật ứng dụng phát sinh khi sản phẩm được được sáng tạo dưới hình thức là vật chất, mang tính cố định và không phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. CSPL: khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) | Phát sinh từ khi có quyết định cấp băn bằng bảo hộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đúng thủ tục theo quy định của khoản 3 Điều 6 Luật SHTT hoặc theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. |
Cách thức bảo hộ | Bảo hộ theo cơ chế tự động: Khi được hình thành, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dù đã thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ hay chưa. | Bảo hộ theo cơ chế có điều kiện: được cấp văn bằng bảo hộ. |
Cơ chế bảo hộ | Quyền tác giả. | Quyền sở hữu công nghiệp. |
| Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022): tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. | Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022): – Tác giả tạo ra các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng công sức và chi phí tự thân; – Tổ chức, cá nhân thuê, giao việc cho tác giả bằng hình thức đầu tư chi phí sản xuất, máy móc, vật liệu,… – Tổ chức, cơ quan đại diện nhà nước được được giao nhiệm vụ của đầu tư để sản xuất các sản phẩm kiểu dáng công nghiệp. |
Chi phí đăng ký bảo hộ | Phí đăng ký rất thấp, nhiều trường hợp được miễn giảm chi phí | Mất các khoản phí: phí đăng ký và phí duy trì hiệu lực |
Cơ quan nơi đăng ký bảo hộ | Cục bản quyền tác giả. | Cục sở hữu trí tuệ. |
Những hành vi xâm phạm quyền | Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), có 15 nhóm hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Cụ thể: – Hành vi chiếm đoạt quyền tác giả đối với các tác phẩm như: văn học, khoa học và nghệ thuật. – Hành vi mạo danh, giả danh tác giả. – Những hành vi phân phối tác phẩm hoặc công bố tác phẩm trái phép, không được sự cho phép của tác giả. – Hành vi cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc làm phương hại đến uy tín của tác giả và hư hỏng sản phẩm không kể dưới hình thức nào. – Những hành vi sao chép tác phẩm không được tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả cho phép. Tuy nhiên, nếu hành vi sao chép thuộc quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) thì không được xem là xâm phạm quyền bảo hộ tác phẩm. – Hành vi làm các tác phẩm phái sinh không có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của sản phẩm mỹ thuật ứng dụng gốc ban đầu, trừ trường hợp tác phẩm phái sinh thuộc quy định tại điểm I khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022). – Hành vi sử dụng tác phẩm trái phép mà không trả nhuận bút hay thù lao khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022). – Hành vi cho thuê tác phẩm không trả tiền nhuận bút hay thù kao cho tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả. – Nhóm hành vi xuất bản, nhân bản, tạo ra bản sao hay phân phối, truyền bá tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua nhiều kênh khác nhau như không gian mạng mà tác giả hay chủ sở hữu tác giả không cho phép. – Những hành vi cố ý hủy bỏ, làm vô hiệu các biện pháp mà tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đã tạo để bảo vệ quyền tác giả cho tác phẩm của mình. – Hành vi Cố ý xóa hoặc thay đổi những thông tin quản lý về quyền bằng hình thức điện tử thuộc tác phẩm. – Nhóm hành vi sản xuất hoặc biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán và cho thuê các thiết bị khi xác định những thiết bị này làm có thể làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật mà tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả tạo ra đề bảo vệ tác phẩm của mình. – Các hành vi sản xuất, bản tác phẩm chứa chữ ký giả mạo của tác giả. – Nhóm hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phân phối các bản sao tác phẩm những không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không cho phép.
| Theo quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), có 02 nhóm hành vi chính bị xem là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể: Thứ nhất, các hành vi sử dụng không được tác giả, chủ sở hữu cho phép những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã được bảo mà văn bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực; Thứ hai, nhóm hành vi sử dụng các sáng chế, thiết kế bố trí hoặc kiểu dáng công nghiệp nhưng không trả tiền đền bù như quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022). |
Đối tượng không được bảo hộ | Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), có 03 đối tượng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không được bảo hộ bao gồm: – Tin tức thời sự được đưa tin thuần túy; – Các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực như tư pháp, hành pháp,… và cả những bản dịch thuật chính thống của các văn bản này; – Các loại quy trình, phương pháp vận hành; các khái niệm; các thống kê, số liệu. | Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), có 03 đối tượng kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ bao gồm: – Những hình dáng bên ngoài mà do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm quy định phải có hình dáng đó; – Những hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng trong dân dụng hoặc công nghiệp; – Những hình dáng của sản phẩm không trực tiếp thể hiện ra bên ngoài khi hoàn thành và được bộc lộ, nhìn thấy trong quá trình sử dụng sản phẩm. |
Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022);
Nghị định 28/2028/NĐ-CP.