Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ so sánh, phân biệt giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.
Mục lục bài viết
1. So sánh, phân biệt sáng chế và kiểu dáng công nghiệp:
Tiêu chí | Sáng chế | Kiểu dáng công nghiệp |
Giống nhau | – Đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Cả hai đều có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và được đảm bảo bảo hộ theo các quy định pháp luật. – Việc bảo hộ được xác lập căn cứ trên cơ sở quyết định việc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cả hai đều yêu cầu một quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận và để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. – Được cấp bằng độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ: Cả hai sẽ đều được cấp bằng “độc quyền” bởi Cục Sở hữu trí tuệ nhằm để tạo điều kiện cho chủ sở hữu công nghiệp sử dụng và khai thác quyền của mình. – Các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp: Cả hai đều phải chịu các hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, để bảo vệ những lợi ích công cộng và quyền của các bên liên quan. – Quy trình cấp văn bằng bảo hộ tương đương: Cả hai đều phải tuân thủ một quy trình cấp văn bằng bảo hộ tương đương nhằm để xác định và chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp. – Người được quyền đăng ký: + Tác giả đã tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. + Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả ở dưới hình thức là giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao để quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. + Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều là người có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có quyền chuyển giao về quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, quyền để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. | |
Giải thích | Sáng chế là giải pháp kỹ thuật ở dưới dạng là sản phẩm hoặc là dạng quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc là ứng dụng các quy luật tự nhiên. | Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp ra những thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, hay bằng màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình thực hiện việc khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. |
Điều kiện bảo hộ | Có hai hình thức cấp bằng bảo hộ và mỗi hình thức sẽ có điều kiện khác nhau, cụ thể: – Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu như mà đáp ứng các điều kiện sau đây: + Điều kiện có tính mới; + Điều kiện có trình độ sáng tạo; + Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp. – Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu như mà không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: + Điều kiện có tính mới; + Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp. | Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu mà đáp ứng các điều kiện sau đây: – Điều kiện có tính mới; – Điều kiện có tính sáng tạo; – Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp. |
Đối tượng bảo hộ | Giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc là quy trình; Bảo hộ bản chất của sản phẩm. | Bảo hộ hình dáng ở bên ngoài của sản phẩm |
Thời gian đăng ký bảo hộ | – Xem xét hình thức: 1 – 3 tháng kể từ ngày thực hiện nộp đơn; – Công bố đơn: 19 tháng kể từ ngày mà chấp nhận đơn hợp lệ (nếu không có yêu cầu công bố sớm); – Xem xét nội dung: 18 tháng kể từ ngày mà công bố hoặc ngày có yêu cầu. | – Xem xét về hình thức: 01 tháng; – Công bố đơn là 02 tháng; – Xem xét nội dung là 07 tháng kể từ ngày công bố đơn. |
Thời hạn bảo hộ | 20 năm kể từ ngày thực hiện nộp đơn. | 05 kể từ ngày thực hiện nộp đơn, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần gia hạn sẽ là 05 năm. |
2. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:
Căn cứ khoản 1 Điều 117 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp dưới đây:
– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
– Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có các quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp
– Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng lại không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp sau:
+ Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp có trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc là ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
+ Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức mà gây ra nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp mà có nhiều các đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì khi đó văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất ở trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
– Đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp về văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì khi đó văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất ở trong số những đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu như mà không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối để cấp văn bằng bảo hộ mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi về bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn.
– Ngoài các trường hợp vừa nêu trên, đơn đăng ký sáng chế bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong những trường hợp sau đây:
+ Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá về phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
+ Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó mà nhữnng người có hiểu biết trung bình ở lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
+ Đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế sẽ không có bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen.
3. Quy trình từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục dưới đây:
– Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do và có ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;
– Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp nhận được bản sao thông báo về việc đã thụ lý vụ án của Tòa án có thẩm quyền về việc người thứ ba khởi kiện có liên quan đến quyền đăng ký về đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu. Căn cứ vào kết quả của giải quyết của Tòa án, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
– Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu mà người nộp đơn đã không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ.