Môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán là 02 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn đối với những người mới tham gia thị trường chứng khoán. Dưới đây là bảng so sánh môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán.
Mục lục bài viết
1. So sánh môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán:
Môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán hiện nay là 02 hoạt động đang bị nhầm lẫn. Môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán có những điểm tương đồng và khác biệt như sau:
Thứ nhất, điểm tương đồng giữa môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán có thể kể đến như sau:
– Hoạt động môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán đều được thực hiện tại các công ty chứng khoán, được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật và đắp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật;
– Môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán đều là nghiệp vụ được hầu hết các công ty chứng khoán cung cấp và thực hiện trên thực tế phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận để phát triển các tổ chức chứng khoán;
– Môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán được thực hiện bởi nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư, được nhắc đến nhiều trên thị trường chứng khoán;
– Chỉ khi công ty chứng khoán được cấp phép thành lập hoạt động nghiệp vụ môi giới thì mới có thể đăng ký nghiệp vụ tự kinh doanh chứng khoán.
Thứ hai, môi giới chứng khoán và tự kinh doanh chứng khoán có một số điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí | Môi giới chứng khoán | Tự doanh chứng khoán |
Đặc điểm | Môi giới chứng khoán được hiểu là hoạt động của công ty chứng khoán vốn ra làm vị trí trung gian giao dịch mua bán cho mỗi khách hàng, nhằm mục đích hưởng hoa hồng và phí môi giới. Môi giới chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi và giúp tiết kiệm thời gian cho các bên, tiết kiệm chi phí trong quá trình giao dịch của các nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán. Thông qua một hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, để có thể kết nối giữa bên môi giới tức là công ty chứng khoán và bên được môi giới tức là khách hàng. Môi giới chứng khoán là công cụ pháp lý để hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Theo đó, bên môi giới cần mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng với tư cách là người đại diện, khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ trả phí và trả hoa hồng cho bên môi giới khi kết thúc giao dịch. | Tự kinh doanh chứng khoán tức là hành động mà bản thân của các công ty chứng khoán tự mình thực hiện các giao dịch mua bán với danh nghĩa một khách hàng hoặc các nhà đầu tư trên thực tế. Kết quả đầu tư công ty nhận toàn bộ 100% lợi nhuận, mà không cần phải thông qua một bên thứ ba nào khác. |
Mục đích | Môi giới chứng khoán hướng đến một số mục đích cơ bản sau: – Hướng dẫn và mở tài khoản cho các khách hàng, thực hiện hoạt động nhận lệnh và kiểm lạnh, sau đó chuyển các lệnh đó lên Sở giao dịch và trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau khi có kết quả thì sẽ lập báo cáo theo quy định của pháp luật về kết quả giao dịch đối với từng thời kỳ để báo cáo cho khách hàng; – Là cầu nối các khách hàng với các bộ phận nghiên cứu đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, cung cấp cho khách hàng có cơ hội tham khảo các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu cũng như khuyến khích đầu tư có hiệu quả nhất. Đem lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng, khắc phục những tình trạng và trạng thái cảm xúc quá mức của khách hàng. | Tự kinh doanh chứng khoán hướng đến những mục đích cơ bản sau: – Mang lại nguồn lợi nhuận cho công ty chứng khoán bằng cách mua bán trực tiếp với tư cách là các nhà đầu tư; – Khoản tiền thu được từ chênh lệch giá của các nhà đầu tư sẽ thuộc về công ty chứng khoán. Tự kinh doanh chứng khoán là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho các công ty chứng khoán trên thực tế hiện nay, tuy nhiên nó lại bị kiểm soát bởi một số quy định để đảm bảo công ty không thao túng thị trường chứng khoán; – Tạo nguồn dự trữ và đảm bảo tính thanh khoản cao của chứng khoán phải điều tiết thị trường biến động giá cả, tham gia phân tích trong lĩnh vực chứng khoán để đưa ra chiến lược điều tiết hợp lý. |
Yêu cầu | Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty sẽ phải có trách nhiệm trình bày hết tất cả những trường hợp có thể xảy ra với khoản đầu tư của khách hàng, môi giới chứng khoán thì các công ty không được tự mình can thiệp và điều chỉnh đặt lệnh, cần phải phụ thuộc vào khách hàng phải luôn luôn tôn trọng quyết định của khách hàng, kiểm tra thông tin cẩn trọng để tránh sai sót gây thiệt hại cho khách hàng. Người thực hiện môi giới chứng khoán phải có đầy đủ trình độ bằng cấp từ chứng chỉ hành nghề đến năng lực theo quy định của pháp luật, cần phải đảm bảo trong quá trình phục vụ khách hàng truyền đạt đầy đủ thông tin và đúng thông tin, không có sự gian dối. | Không phụ thuộc vào khách hàng, hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của công ty chứng khoán. Đảm bảo yêu cầu bình ổn giá thị trường chứng khoán cũng như tăng mức thanh khoản trong thị trường chứng khoán. |
Các hình thức giao dịch | Môi giới chứng khoán chỉ có một hình thức duy nhất là giao dịch trực tiếp giữa khách hàng và công ty môi giới. | Còn hoạt động tự kinh doanh chứng khoán có thể giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch gián tiếp. |
2. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật chứng khoán năm 2019, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về vốn. Theo đó, việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải được thực hiện bằng đơn vị đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải đáp ứng theo quy định Chính phủ.
Thứ hai, điều kiện về cổ đông và thành viên góp vốn. Theo đó, cổ đông ba thành viên góp vốn được xác định là cá nhân sẽ không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đối với cổ đông và thành viên góp vốn được xác định là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt động kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 02 năm liền trước năm đề nghị thực hiện thủ tục cấp giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Cổ đông và thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được giao du trên 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác. Ngoài ra, cổ đông và thành viên góp vốn là các nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải đáp ứng theo các điều kiện được quy định Điều 77 của Luật chứng khoán năm 2019.
Thứ ba, điều kiện về cơ cấu cổ đông và thành viên góp vốn. Theo đó, cần phải có tối thiểu hai cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Tổng tỷ lệ vốn góp của các thành viên tối thiểu phải là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng thương mại cần phải sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ.
Thứ tư, về điều kiện cơ sở vật chất. Cần phải có trụ sở làm việc đáp ứng đầy đủ điều kiện cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong trụ sở làm việc cần phải đáp ứng được đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ sao cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Như vậy có thể nói, nếu muốn thành lập công ty chứng khoán thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên để được thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thành lập tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Công ty chứng khoán có thể thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật chứng khoán năm 2019, nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định cụ thể như sau:
– Công ty chứng khoán được cấp phép một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh như sau: Môi giới chứng khoán, tự kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán;
– Công ty chứng khoán chỉ được tiến hành hoạt động cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự kinh doanh chứng khoán khi cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán trên thực tế;
– Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi công ty đó được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự kinh doanh chứng khoán.
Như vậy có thể nói, để có thể kinh doanh dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán đòi hỏi phải được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và nghiệp vụ tự kinh doanh chứng khoán trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chứng khoán năm 2019.