So sánh lợi ích hình thức bằng văn bản và bằng lời nói trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Cũng chính vì vậy, việc thỏa thuận mua bán hàng hóavà giao kết hợp đồng giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau diễn ra cũng một nhiều hơn. Vậy
Theo quy định tại Điều 11, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng”. Như vậy, theo quy định của CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giao kết dưới hình thức văn bản, lời nói hay hành vi…
Thông thường, hình thức giao kết bằng văn bản và hình thức giao kết bằng lời nói thường được các bên sử dụng trong hợp đồng. Ta có thể so sánh lợi ích của việc giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản hay lời nói thông qua bốn tiêu chí: Tính an toàn, tính toàn diện, liên quan đến người thứ ba và tính rõ ràng.
Tính an toàn
– Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, các bên đều biết chính xác họ đã thỏa thuận những điều gì, quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ như thế nào. Khi có thắc mắc về bất cứ vấn đề nào có thể kiểm tra trong hợp đồng.
– Trong khi đó, với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói, sau một khoảng thời gian, hai bên có thể không đồng ý về những điều đã hứa với nhau, dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp
Như vậy, có thể thấy, xét trên tính an toàn, hợp đồng được giao kết bằng văn bản sẽ an toàn hơn.
Tính toàn diện
– Với hình thức văn bản, khi thảo hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những điều khoản phụ mà họ quên khi thảo luận trực tiếp
– Với hình thức lời nói, một số điều khoản nhỏ nhưng quan trọng có thể không được đề cập tới. Khi có “truc trặc” trong quá trình thực hiện hợp đồng, sẽ có vấn đề xảy ra.
Có thể thấy, xét trên tính toàn diện, hợp đồng được giao kết bằng văn bản cũng mang lại nhiều lợi ích cho các bên hơn.
Liên quan tới người thứ ba
– Trong trường hợp bên thứ ba muốn nghiên cứu hợp đồng, hợp đồng được giao kết bằng văn bản sẽ dễ dàng chuyển hơn và cũng dễ hiểu hơn đối với bên thứ ba.
– Hợp đồng được giao kết bằng lời nói khó giải thích cho bên thứ ba. Nhiều chi tiết trong hợp đồng cũng khó có thể truyền đạt lại hết. Điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề trong các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển.
Vì vậy, hợp đồng được giao kết bằng văn bản sẽ thuận tiện hơn cho người thứ ba trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lại.
Tính rõ ràng
– Khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng được giao kết bằng văn bản sẽ là một bằng chứng quan trọng cho những gì hai bên đã thỏa thuận, ảnh hưởng tới lập luận cũng như phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp.
– Khi có tranh chấp xảy ra, trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ khó phán đoán được những gì các bên đã thỏa thuận với nhau.
Có thể thấy, xét về tính rõ ràng, hợp đồng được giao kết bằng văn bản cũng rõ ràng hơn.
>>>
Tuy rằng công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phép các bên được sử dụng cả hình thức bằng văn bản hay lời nói trong giao kết hợp đồng, nhưng để rõ ràng cũng như thuận tiện trong quá trình giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra, các bên nên giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Khoản 2, Điều 27, Luật thương mại 2005 có quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành.