Số IMO là gì? Quy định mới về số nhận dạng tàu biển IMO?
Trong quá trình hoạt động hàng hải quốc tế, ta thấy xuất hiện khái niệm số IMO. IMO như ta biết đó là tổ chức hàng hải quốc tế thông qua rất nhiều công ước, khuyến nghị với mục đích để tạo ra môi trường hàng hải hoạt động trong khuôn khổ, trên tinh thần hòa bình giữa các quốc gia. Khi đó, số IMO ban hành được hiểu là gì cũng như các quy định mới về số nhận dạng tàu biển IMO? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Số IMO là gì?
Số IMO được hiểu là mã số dùng để nhận dạng tàu biển của IMO là tổ chức hàng hải quốc tế, gồm có ba số IMO kèm theo số có 7 chữ số nhằm mục đích để chống lừa đảo hàng hải cũng như nâng cao an ninh, phòng và chống ô nhiễm môi trường biển.
Trong đó IMO là tổ chức hàng hải quốc tế – cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc (UN) phụ trách các vấn đề liên quan đến hàng hải. Hiện nay, IMO có 172 quốc gia thành viên và 3 quốc gia có tư cách thành viên liên kết. IMO là cơ quan hợp tác và trao đổi thông tin giữa các quốc gia về các vấn đề kỹ thuật có tác động đến vận tải biển liên quan trong thương mại quốc tế. IMO đóng vai trò cung cấp một diễn đàn cho các nước thành viên và các tổ chức để trao đổi thông tin và tiên phong giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, pháp chế và các vấn đề khác liên quan đến vận tải biển và phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu.
Để tạo sự thuận lợi, đồng nhất trong việc thực hiện các nguyên tắc chung, IMO đã ban hành một loạt các công ước, khuyến nghị được các nước thành viên tham gia đều thông qua, trong đó có thể kể đến một số công ước tiêu biểu bao gồm Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS), Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL), Công ước Quốc tế về mạn khô tàu biển (Loadline), Công ước Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG), Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển (Tonnage), Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện và trực ca của thuyền viên (STCW)…
Việt Nam cũng là thành viên của IMO kể từ năm 1982, đã gia nhập tham gia các công ước chính thức của IMO về an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS), Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL), Công ước Quốc tế về mạn khô tàu biển (Loadline), Công ước Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG), Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển (Tonnage), Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện và trực ca của thuyền viên (STCW), Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại của tàu biển (AFS)…
2. Quy định mới về số nhận dạng tàu biển IMO:
2.1. Cấu trúc số IMO:
Số IMO là số nhận dạng duy nhất cho tàu, được chủ tàu đăng ký và do công ty quản lý. Số IMO với mục đích cải thiện độ an toàn cũng như an ninh cho ngành hàng hải, đảm bảo môi trường không có gian lận,… Cấu trúc số IMO gồm ba chữ cái IMO, theo sau đó là dãy số có 7 chữ số duy nhất cho từng con tàu một.
Theo công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS-74 thì số phân biệt (hay số IMO) phải được trao cho tàu ngay ở giai đoạn đặt sống chính và không thay đổi trong suốt cuộc đời tàu. Số phân biệt được ghi vào các giấy chứng nhận theo qui định của Công ước SOLAS.
Theo nguyên tắc, số IMO sẽ bắt buộc phải được đăng ký với tất cả các con tàu bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Số này sẽ xác định cuộc đời một con tàu và không có sự thay đổi. Giấy chứng nhận tàu cũng sẽ ghi nhận số IMO của tàu. Các tàu chở khách cũng sẽ yêu cầu mang số hiệu IMO được viết trên bề mặt ngang có thể nhìn thấy bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Vào năm 1987, IMO đã thông qua Nghị quyết A.600(15) để tạo ra số nhận dạng tàu IMO, với mục đích là đảm bảo trong an toàn hàng hải. Ban đầu, nghị quyết chỉ áp dụng số nhận dạng tàu đối với các tàu chở hàng có trọng lượng ít nhất là 300 gt và tàu chở khách có trọng lượng tối thiểu 100 gt. Sau đó, nghị quyết này đã được thay thế bằng Nghị quyết A.1078(28), cho phép áp dụng số IMO với các tàu từ 100 gt trở lên, bao gồm cả tàu cá. Theo thời gian, nghị quyết A.1078(28) cũng hết hiệu lực và sau đó được thay thế bằng nghị quyết A.1117(30), theo đó việc ghi nhận số nhận dạng đối với những đối tượng là tàu từ 100 gt trở lên, trong đó gồm cả tàu cá kết cấu vỏ thép và phi thép, tàu chở khách dưới 100 gt, tàu chở khách tốc độ cao và các giàn khoan di động ngoài khơi và tất cả các tàu đánh cá nội địa có động cơ dưới 100 gt với kích thước tổng chiều dài 12m, được phép hoạt động bên ngoài vùng biển theo quyền tài phán quốc gia của Quốc gia treo cờ (quốc gia chủ sở hữu tàu). Việc này là cần thiết và có hiệu quả, điều này cho phép các quốc gia có sự phân minh rõ ràng, đảm bảo trong công tác quản lý tàu của quốc gia mình. Từ đó, nâng cao trong hoạt động giám sát vùng biển một cách có hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho công tác đánh bắt cá một cách hợp pháp trên tinh thần an toàn, hợp tác và công minh.
2.2. Về vị trí đánh dấu số IMO:
Theo
Về vị trí đánh dấu được quy định như sau:
Đánh dấu tại vị trí phía trong và phía ngoài của thân tàu:
– Một trong các vị trí sau (phương án 1 – phương án 5) trên mặt ngoài thân tàu tại vị trí nhìn thấy được.
Nếu số được đánh dấu lên thân tàu, nó phải ở:
+ Đuôi tàu;
+ Cả hai mạn trái và phải ở giữa tàu, cao hơn đường nước chở hàng cao nhất được ấn định.
Nếu số được đánh dấu lên thượng tầng:
+ Cả hai bên thượng tầng, trái và phải;
+ Ở mặt trước thượng tầng.
Nếu trường hợp tàu khách, vị trí sau có thể được chấp nhận:
+ Số được đánh trên một bề mặt nằm ngang có thể nhìn thấy được từ trên không;
– Ngoài ra, số IMO còn có thể được đánh ở vị trí ở nơi có thể tiếp cận được:
+ Trên một vách ngang cuối của buồng máy;
+ Trên một miệng hầm hàng;
+ Trong trường hợp tàu chở hàng lỏng, trong buồng bơm;
+ Trong trường hợp tàu có các không gian ro-ro, trên một trong các vách ngang cuối của không gian ro-ro.
2.3. Về phương pháp đánh dấu số IMO:
Thứ nhất, về màu sắc:
Dấu này phải rõ ràng, tách biệt với các dấu hiệu khác trên thân tàu và phải được sơn bằng những màu tương phản.
Thứ hai, về kích thước:
Khi số IMO được đánh dấu trên mặt ngoài thân tàu, chiều cao phải đảm bảo không nhỏ hơn 200mm.
Khi số IMO được đánh dấu bên trong của tàu, chiều cao đảm bảo không nhỏ hơn 100mm.
Thứ ba, về phương pháp kẻ chữ:
– Trường hợp vỏ tàu được làm từ kim loại, dấu cố định có thể kẻ bằng chữ cái nổi hoặc khắc chìm; hàn điểm theo tâm hoặc bằng phương pháp tương đương nhằm mục đích dấu này không bị xóa một cách dễ dàng.
– Trường hợp vỏ tàu được làm bằng phi kim loại, trong từng trường hợp cụ thể, phương pháp đánh dấu do VR quyết định.
2.4. Phạm vi áp dụng:
Những con số nhận dàng này ban đầu được tổ chức Lloyd’s – Fairplay ghi danh ngay từ khi chiếc tàu được xây dựng. Hiện nay, Tổ chức đăng kiểm Lloyd’s Register – Fairplay (LRF) sẽ cung cấp cho các tàu số IMO và đây là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm trong việc phân công và phê chuẩn những con số IMO. Các số được cấp từ cơ sở dữ liệu hàng hải toàn cầu duy trì bởi LRF và một vài tổ chức khác. LRF được chỉ định quản lý thay mặt cho Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Tuy nhiên, trừ các đối tượng tàu sau đây sẽ không được ghi nhận số IMO, cụ thể là:
– Tàu hoạt động đánh săn bắt cá;
– Du thuyền;
– Tàu không tự hành;
– Sà lan;
– Tàu tham gia vào dịch vụ đặc biệt (ví dụ như tàu dẫn đường, tàu tìm kiếm cứu nạn);
– Phao nổi bến cảng và các cấu trúc phân loại một cách tương tự;
– Tàu hoạt động cả trên cạn và dưới nước;
– Tàu chiến tranh và tàu chở quân sự;
– Tàu vật liệu gỗ.