Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - nghề nghiệp? So sánh tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp?
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp là các tổ chức hiện nay xuất hiện và đã khá quen thuộc đối với chúng ta, thuật ngữ về các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp cũng được nói trên các thông tin đại chúng rất nhiều. Hiện nay tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp cũng rất đa dạng và phong phú. Nó cũng mang lại nhiều tác động cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển cả về xã hội và kinh tế. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về tổ chức này và sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp nhé.
Luật sư
1. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp:
Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được quy định như sau:
Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam và mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức chính trị – xã hội là Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam… Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi tắt là sở hữu của các tổ chức) là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ. Nguyên tắc của hình thức sở hữu của các tổ chức là sự tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất vì lợi ích chung của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho các tổ chức để quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó.
Tổ chức thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ của tổ chức. Tài sản của tổ chức được quản lý theo nguyên tắc dân chủ nhàm phục vụ tôn chỉ, mục đích của tổ chức được ghi trong điều lệ. Cơ quan cao nhất của tổ chức là đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Mỗi một tổ chức đều có những hoạt động mang tính đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Các tổ chức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Các tổ chức ban hành các nội quy, quy chế nhằm quản lý tài sản của mình trong chi tiêu vào đúng mục đích, công dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc sử dụng tài sản, chuyển giao, mua bán theo thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định trình tự, thủ tục khác. Cụ thể:
1. Tổ chức trính trị:
– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.
– Thanh viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập
– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền
– Nước Việt Nam có một tổ chức trính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Tổ chức chính trị xã hội:
– Tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.
– Ở Việt Nam hiện có 6 tổ chức chính trị xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam.
3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:
– Thành lập theo sang kiến của nhà nước
– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.
– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
2. So sánh tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp:
2.1. Điểm giống nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp:
– 05 tổ chức nêu trên mang đặc điểm chung của một pháp nhân phi thương mại đó là Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
– Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2.2. Điểm khác nhau giữa tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp:
2.2.1. Tổ chức chính trị:
– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.
– Thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập.
– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền.
Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam
2.2.2. Tổ chức chính trị – xã hội:
– Là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.
– Các tổ chức chính trị – xã hội tại Việt Nam bao gôm:
+ Công đoàn Việt Nam;
+ Hội nông dân Việt Nam;
+ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
+ Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng là một tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng như Hiến pháp đã có định nghĩa:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bởi vậy, theo quan điểm của mình, đây là một tổ chức liên minh chính trị.
2.2.3. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp:
– Thành lập theo sáng kiến của nhà nước
– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.
– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
Có thể kể đến một số tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp tại Việt Nam như:
– Hội luật gia Việt Nam (Căn cứ Điều lệ Hội luật gia Việt Nam – Phê duyệt kèm theo Quyết định 1004/QĐ-BNV ngày 31/8/2010).
– Hội Nhà báo Việt Nam (Khoản 1 Điều 8
2.2.4. Tổ chức xã hội:
Căn cứ Quyết định 68/2010/QĐ-TTg thì có thể nêu đặc điểm của tổ chức xã hội là:
– Là tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
– Tổ chức của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động;
Một số tổ chức xã hội có thể kể đến như:
– Hội người mù Việt Nam ( Theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành)
– Hội người cao tuổi Việt Nam (Theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành)
2.2.5. Tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Chúng ta có thể kể đến một số Tổ chức xã hội nghề nghiệp như:
– Đoàn luật sư (theo Điều 7 Luật luật sư)
– Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (theo Quyết định 1172/QÐ-BNV ngày 12/11/2014 Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp chúng tôi hi vọng các thông tin này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – nghề nghiệp cũng như có đủ thông tin để phân biệt và nhận biết về nó.