Số hiệu thửa đất là một thông tin quan trọng giúp phân biệt những thửa đất với nhau trên cùng một phạm vi lãnh thổ, phục vụ cho các hoạt động hành chính nhà nước hay mua bán thửa đất. Vậy Số hiệu thửa đất là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về thông tin trên sổ đỏ:
1.1. Các thông tin trên sổ đỏ:
Sổ đỏ là một tên gọi khá quen thuộc khác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong sổ đỏ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng. Dựa vào từng thời kỳ khác nhau mà pháp luật quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ được sử dụng để thể hiện hình thức và thông tin khác nhau, trong quá trình giao dịch mua bán chuyển nhượng đất đai và nhà ở thì việc tìm hiểu thông tin trên giấy tờ này rất quan trọng để nắm bắt thông tin giảm thiểu rủi ro cho người mua và người bán đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý có giá trị vô cùng quan trọng được lập ra nhằm mục đích để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định cụ thể tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Tất cả các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là toàn bộ các thông tin thể hiện chi tiết về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, và hiện trạng thửa đất đó bao gồm các thông tin cụ thể về: số tờ, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất,…
1.2. Thông tin về thửa đất tại trang hai của sổ đỏ:
Căn cứ Điều 6
– Số thửa đất (số hiệu thửa đất):
Đây là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được ghi theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
– Số tờ bản đồ:
Đây là số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trong trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
– Địa chỉ thửa đất:
Trong sổ đỏ cần ghi rõ tên khu vực; số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
– Diện tích của thửa đất:
Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị m2.
– Hình thức sử dụng:
+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng riêng”.
+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng chung”.
+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo theo đúng quy định của pháp luật.
– Mục đích sử dụng đất:
+ Mục đích sử dụng đất sẽ được ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật.
+ Đối với thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.
– Thời hạn sử dụng đất:
+ Đối với trường hợp các chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trong trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi thời hạn sử dụng đất đến ngày được quy định theo thời hạn được sử dụng.
+ Đối với trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì pháp luật quy định ghi “Lâu dài”.
+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): Sử dụng đến ngày …/…/…”.
– Nguồn gốc sử dụng:
Đối với nguồn gốc sử dụng thì sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể mà xác định thông tin về nguồn gốc sử dụng sẽ khác nhau cụ thể như:
+ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
+ Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất,…
Trên đây là các thông tin nhà đất trong sổ đỏ. Các chủ thể cần nắm rõ các thông tin này để khi tham gia các giao dịch mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể nhanh chóng nắm bắt cũng như hiểu rõ các thông tin như mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức sở hữu,…để tránh những rủi ro, nhầm lẫn khi mua bán, chuyển nhượng đất đai.
2. Cách xem số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ:
Hiện nay, số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản về bất động sản. Không những thế, số tờ số thửa có vai trò khá quan trọng khi mua bán đất đai. Trên thực tế, nhiều người dân khi mua bán đất đai không chú ý đến vấn đề này cho đến khi được hỏi thì không biết trả lời sao cho đúng.
Theo định nghĩa của Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra định nghĩa về thửa đất như sau:
“Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, có thể hiểu rằng thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa. Cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý. Một thửa đất được xác định bằng những thông tin sau: Vị trí, loại đất ( mục đích sử dụng đất), số thửa ghi trên bản đồ.”
Tất cả các thửa đất đều sẽ được cơ quan địa chính đo đạc kỹ càng. Ngoài thửa đất, chủ sở hữu còn có quyền đối với các loại tài sản gắn liền trên đất như: Nhà ở, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà kho, cơ sở trưng bày sản phẩm; Nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm; Giếng nước, nhà vệ sinh, tường bao; Ao, hồ; Cây ăn quả, cây cảnh…
Còn về số tờ số thửa hay còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là số thứ tự của thửa đất đã được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 3
Theo đó, số thứ tự thửa đất được hiểu như sau:
“Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.”
3. Hướng dẫn cách xem số tờ, số thửa:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, người dân có quyền được biết đầy đủ các thông tin về thửa đất mà mình đang sở hữu. Cụ thể là các thông tin sau:
– Thông tin về thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.
– Thông tin về người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.
– Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
– Thông tin về các tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm).
– Tình trạng pháp lý của thửa đất đó.
– Lịch sử biến động của thửa đất.
– Thông tin về việc quy hoạch sử dụng đất.
– Trích lục bản đồ
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giao dịch đảm bảo.
– Hạn chế về quyền đối với đất.
– Giá đất tại thời điểm đó.
Trong trường hợp người dân cần tra cứu thông tin quy hoạch, xem bản đồ quy hoạch hoặc các thông tin cụ thể về thửa đất bằng số tờ số thửa, chỉ cần thực hiện bằng cách cụ thể thông qua các bước sau đây:
– Bước 1: Người dân cần tra cứu thông tin quy hoạch, xem bản đồ quy hoạch hoặc các thông tin cụ thể về thửa đất bằng số tờ số thửa thì cần truy cập vào phần mềm (website) quản lý đất đai của địa phương nơi mình sinh sống.
– Bước 2: Sau khi đã truy cập thành công, người dân cần phải nhập số tờ, số thửa của thửa đất cần tìm tại thanh tìm kiếm theo định dạng “Số tờ/Số thửa”. Hoặc nhấn chọn trực tiếp vào thửa đất hiển thị trên bản đồ.
– Bước 3: Sau đó người dân sẽ làm theo chỉ dẫn để đến được thông tin chi tiết mà mình cần biết.
– Bước 4: Cuối cùng người dân kiểm tra thông tin do phần mềm cung cấp ( cần chú ý số tờ số thửa và người sở hữu trước hết).
Ngày nay, việc người dân tìm kiếm bằng số tờ số thửa thông qua các ứng dụng quản lý đất đai của địa phương không những nhanh, tiện lợi mà còn góp phần quan trọng để giải quyết được tình trạng không tiếp hết dân của các địa phương, dẫn đến mất thời gian và tốn nhân lực của cơ quan hành chính các cấp cũng như đỡ tốn thời gian và công sức của người dân. Đối với các trường hợp khi người dân có thắc mắc hoặc thông tin tra cứu không trùng khớp với thực tế thì người dân sẽ đến trực tiếp phòng địa chính hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường để các chủ thể có thẩm quyền giải đáp cụ thể.