Khi nào thì được cấp sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Khi sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì cần lưu ý những điều gì? Thừa kế quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình được pháp luật quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì được cấp sổ đỏ đứng tên hộ gia đình?
Trong xã hội, các hình thức sở hữu, sử dụng đất rất đa dạng và luôn gắn với hoạt động của nhiều loại chủ thể như hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất,… Việc xác nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế đã chi phối đời sống pháp luật của chủ thể này. Quan niệm về hộ gia đình không chỉ hiểu theo nghĩa quan hệ gia đình và nơi cư trú, bao gồm những cá nhân có quan hệ với nhau như ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột cùng sống và sinh hoạt chung trong một gia đình hoặc cũng có thể hộ gia đình là những người có ghi tên trong hộ khẩu hoặc có mối quan hệ huyết thống gần gũi. Có thể thấy rằng, tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều là thành viên của hộ gia đình nhưng không phải là thành viên của gia đình cũng là thành viên của hộ gia đình, loại trừ cách nhìn về hộ gia đình chỉ dựa vào hình thái bên ngoài như: các thành viên phải có chung hộ khẩu với gia đình nhưng không có quyền lợi kinh tế gắn bó với gia đình hoặc quan niệm hộ gia đình theo nghĩa truyền thống của một gia đình
Vậy để cấp được sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Điều kiện về cấp sổ đỏ lần đầu:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1, , 3 Điều 100
+ Những đối tượng là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là người đang sử dụng đất ổn định được Ủy bản nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai nhưng đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01/04/2004, không vi phạm pháp luật đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm khu dân cư nông thôn được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Điều kiện về hộ gia đình
Tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định thì hộ gia đình sử dụng đất là:
+ Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình
+ Người đang chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
+ Người được nhận chuyển quyền sử dụng đất, được tặng cho, thừa kế, chung hoặc góp tiền cùng nhận chuyển nhượng hoặc do các thành viên thoả thuận hoặc cùng nhau tạo lập;
Như vậy, nếu đáp ứng được những điều kiện trên thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình.
2. Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình: Những điều người dân phải biết!
2.1. Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi tên ai?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5
+ Ghi tên chủ hộ gia đình: ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình và được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi “hộ ông” hoặc “hộ bà”
+ Ghi tên người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong trường hợp hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình
2.2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cần những điều kiện gì?
Khi nhà nước giao đất cho hộ gia đình thì các thành viên trong hộ là đồng quyền sử dụng với tài sản chung đó. Từng thành viên trong hộ gia đình không trực tiếp thực hiện trách nhiệm của người sử dụng đất đối với nhà nước hoặc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất mà phải thông qua người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình gọi là chủ hộ. Với tư cách đại diện cho tất cả các thành viên trong gia đình, chủ hộ có thể thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của cả hộ gia đình
Việc chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình chỉ được xảy ra khi bảo đảm được các điều kiện sau:
– Thứ nhất, khi tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, hộ gia đình phải đáp ứng những điều kiện như:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013
+ Đất không có tranh chấp
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
+ Đất còn đang trong thời hạn sử dụng
– Thứ hai, phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64
Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định, người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bẳn giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý, việc đồng ý này phải được lập bằng văn bản và được công chứng tại tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân
– Thứ ba, về hình thức pháp lý, các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, được lập thành văn bản và có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc của các tổ chức công chứng
3. Thừa kế quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình:
Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất của người đã chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai
Đối với quyền sử dụng đất là hộ gia đình thì đây là tài sản chung của hộ gia đình. Khác với cá nhân, khi thành viên còn sống thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình nhưng nếu thành viên chết thì một phần quyền sử dụng đất trong tài sản chung của hộ gia đình được chuyển vào khối tài sản thuộc di sản thừa kế và được chuyển giao cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người nhận thừa kế có thể nhập tài sản được thừa kế vào khối tài sản chung của hộ gia đình hoặc giữ làm tài sản riêng của mình. Luật đất đai đã mở rộng quyền đối với người sử dụng đất trong trường hợp được thừa kế quyền sử dụng đất cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật mà không co sự pahan biệt giữa cá nhân sử dụng đất hay thành viên trong hộ gia đình được nhà nước giao đất. Việc này giúp cho các thành viên trong hộ gia đình ổn định tâm lý và khuyến khích họ tăng cường sự đầu tư vào đất đai để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất
Nếu người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, còn nếu không thuộc đối tượng nói trên thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó việc làm này thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta, khuyến khích đồng bảo Việt Nam ở nước ngoài đóng góp công sức của mình vào quá trình xây dựng đất nước và khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Luật đất đai 2013