Trong thời gian qua, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từng bước phát huy tối đa vai trò của mình trong việc đảm bảo an sinh xã hội, cũng như tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. Vậy sơ đồ bộ máy và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Trong đời sống hiện nay thì cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì có thể thấy, bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định là cơ quan thuộc chính phủ có chức năng và nhiệm vụ nhất định, cụ thể thì bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng trong việc tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện các chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế, tổ chức hoạt động thu chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn quỹ bao gồm quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có trách nhiệm trong việc thanh tra chuyên ngành quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các chủ thể theo đúng quy định của pháp luật. Nhìn chung thì có thể thấy, bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động thương binh và xã hội về vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, đặt dưới sự quản lý của Bộ tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế.
Có thể nói, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển nhất định. Trước năm 1945 thì ở Việt Nam chưa có pháp luật về bảo hiểm xã hội như hiện nay, bởi vì khi ấy nước ta đang đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực và đói nghèo, tuy nhiên thì nhân dân Việt Nam ta luôn có truyền thống kêu mang và giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro và vạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của hàng xóm và làng xã, sự che chở trong các thân tộc, cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi những trẻ em mồ côi và thực hiện hoạt động tế tần, từ đó thì bảo hiểm xã hội sơ khai ra đời.
Trải qua sự phát triển của lịch sử, từ giai đoạn năm 1995 đến nay, bảo hiểm xã hội đã mở rộng phạm vi đối tượng và thành lập quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách nhà nước do sự đóng góp của những người lao động và người sử dụng lao động, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thành lập nên cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp riêng biệt. Sau này, Chính phủ đã thành lập lên Bảo hiểm xã hội Việt Nam dựa trên cơ sở thống nhất chức năng và nhiệm vụ các bộ của Bộ lao động thương binh và xã hội cùng với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Đến ngày 21 tháng 1 năm 2002, Chính phủ đã có quyết định chuyển bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Sơ đồ bộ máy, cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có ghi nhận về sơ đồ bộ máy bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể bao gồm các thành phần xếp theo vị trí sau đây:
– Vụ Tài chính – Kế toán (1);
– Vụ Hợp tác quốc tế (2);
– Vụ Thanh tra – Kiểm tra (3);
– Vụ Thi đua – Khen thưởng (4);
– Vụ Kế hoạch và Đầu tư (5);
– Vụ Tổ chức cán bộ (6);
– Vụ Pháp chế (7);
– Vụ Quản lý đầu tư quỹ (8);
– Vụ Kiểm toán nội bộ (9);
– Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (10);
– Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (11);
– Ban Quản lý thu sổ, thẻ (12);
– Văn phòng (nay có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh) (13);
– Viện Khoa học bảo hiểm xã hội (14);
– Trung tâm Truyền thông (15);
– Trung tâm Công nghệ thông tin (16);
– Trung tâm Lưu trữ (17);
– Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến (18);
– Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng (19);
– Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (20);
– Tạp chí Bảo hiểm xã hội (21).
Trong đó cần lưu ý, các đơn vị được quy định từ (1) đến (13) được xác định là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho tổng giám đốc, ngoài ra còn đối với các tổ chức được quy định từ (14) đến (21) sẽ được xác định là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật. Cụ thể hơn thì có thể thấy: Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính – Kế toán, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Vụ Thanh tra – Kiểm tra có 5 phòng; Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ có 6 phòng; Văn phòng có 9 phòng, bao gồm đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì có thể thấy, bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương, cụ thể như sau:
– Ở cấp trung ương sẽ là bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương sẽ là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thường sẽ được gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Ở cấp quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội quận huyện, thị xã, thành phố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thông thường sẽ được gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;
– Không tổ chức đơn vị bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
3. Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có ghi nhận về nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
– Có nhiệm vụ trong việc đề nghị chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ Lao Động thương binh và xã hội trình lên chính phủ để quy định chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Có trách nhiệm trong việc xây dựng và trình lên Thủ tướng chính phủ về các bản chiến lược và kế hoạch dài hạn, các kế hoạch hằng năm và các dự án cùng đề án của bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch, tiến hành thực hiện dự án và đề án sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Ban hành những văn bản hướng dẫn về thủ tục và nghiệp vụ thực hiện giải quyết các chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội, cùng với bảo hiểm y tế, tiến hành các hoạt động thu chi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, thu chi bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc thanh tra quá trình đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, quá trình đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, ban hành các văn bản cá biệt và các văn bản quản lý nội bộ;
– Xem xét và giải quyết việc tính thời gian công tác đối với những chủ thể là người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong các khu vực nhà nước trước giai đoạn ngày 1 tháng 1 năm một chín 95 theo hướng dẫn của chúng ta có thẩm quyền đó là Bộ Lao động thương binh và xã hội;
– Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định vị trí và chức năng của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam như sau:
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam được xác định là cơ quan thuộc Chính phủ, nhìn chung thì bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các loại quỹ theo quy định của pháp luật;
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet Nam Social Security (viết tắt là VSS);
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Kế hoạch 2575/KH-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc tổ chức thực hiện Nghị định 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.