Như chúng ta đã biết thì khi kinh doanh hay thành lập công ty khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật công ty sẽ được cấp một mã số đăng kí kinh doanh hay còn gọi đó là mã số doanh nghiệp. Có rất nhiều thắc mắc được đặt ra không hiểu về Số đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục bài viết
1. Số đăng ký kinh doanh là gì?
Số đăng ký kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đầu tư kinh doanh thì theo quy định pháp luật phải đăng ký kinh doanh trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới được phép hoạt động.
Theo quy định tại Điều 29
” Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”
Ngoài ra còn có quy định tại: Điều 3
” Điều 3
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999.
2. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
3. Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.”
Như vậy đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi thành lập và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp hoặc là mã số hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
Hiện nay
Tại thời điểm hiện nay thì pháp luật quy định các tổ chức công ty/doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thành lập công ty sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp). Còn đăng ký kinh doanh hộ cá thể khi thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể và có mã số hộ kinh doanh (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh). Như vậy, về cơ bản thì số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cũ và số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/ số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh bây giờ có thể hiểu là giống nhau. Tóm lại mã số đăng kí kinh doanh có ý nghĩa về:
+ Số đăng ký kinh doanh hay mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập thành công và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
+ Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
+ Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
+ Số đăng kí kinh doanh giúp cho việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp (chính là số đăng kí kinh doanh) đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kê khai nộp thuế.
+ Số đăng kí kinh doanh giúp cho cơ quan quản lí nhà nước thực hiện quản lí việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh được dễ dàng hơn.
+ Số đăng kí kinh doanh giúp cho các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó ( như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh. Việc tra cứu thông tin đăng kí doanh nghiệp có thể được thực hiện tại cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn cách tra cứu số đăng ký kinh doanh:
Các doanh nghiệp có quyền được tra cứu thông tin và cung cấp các thông tin theo quy định của pháp luật cụ thể Theo khoản 1 Điều 33
– Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn (miễn lệ phí).
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin (có trả phí).
2.1. Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm
Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm.
Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.
Trường hợp tìm theo tên, kết quả hiển thị ra sẽ là các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Bạn click vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.Kết quả tra cứu giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả sẽ bao gồm các thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt;
– Tình trạng hoạt động;
– Mã số doanh nghiệp;
– Loại hình pháp lý;
– Ngày bắt đầu thành lập;
– Tên người đại diện theo pháp luật;
– Địa chỉ trụ sở chính;
– Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
2.2. Gửi công văn đến Phòng Đăng ký kinh doanh:
Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin.
Theo đó, nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu thông tin doanh nghiệp thì có thể gửi đơn đề nghị (đối với cá nhân) hoặc công văn (đối với tổ chức). Trong đó ghi rõ các thông tin quan trọng như: doanh nghiệp muốn được cung cấp thông tin, lý do xin cung cấp, những thông tin cần cung cấp… Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản trả lời kèm thông tin doanh nghiệp cần cung cấp (nếu được chấp thuận).
2.3 Tra cứu thông tin doanh nghiệp Tổng cục thuế:
Như vậy, việc tra cứu thông tin doanh nghiệp là quyền của tất cả các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Những thông tin này giúp ích trong việc kiểm tra đặc điểm, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hữu ích trong việc hợp tác và trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau.