Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên hiện nay có lẽ đã quá quen thuộc với cụ từ công việc bán thời gian hay còn được gọi là công việc part-time. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, sinh viên làm công việc bán thời gian có cần phải ký hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Sinh viên làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động ?
Công việc bán thời gian (hay còn được gọi là công việc part-time), sẽ có tổng thời gian làm việc ít hơn trong một tuần so với một công việc toàn thời gian khác. Thông thường trên thực tế, công việc bán thời gian liên quan đến việc làm theo ca, làm theo giờ đăng ký. Không có bất kỳ nguyên tắc pháp luật nào giúp xác định số do làm việc của một nhân viên bán thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, nhân viên làm công việc bán thời gian thông thường sẽ là các bạn sinh viên, người lao động tự do, người đã nghỉ hưu mong muốn được tìm kiếm việc làm và kiếm thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Một số người lao động có thể lựa chọn hai hoặc nhiều công việc bán thời gian cùng một lúc thay vì làm một công việc toàn thời gian cho một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nhất định. Sinh viên lựa chọn công việc bán thời gian vì công việc bán thời gian có một số đặc điểm nổi bật như sau:
– Có nhiều thời gian rảnh để cho các bạn sinh viên có thể theo đuổi các hoạt động ngoại khóa như học tập, theo đuổi sở thích cá nhân …;
– Tăng thêm thu nhập trong thời gian chờ công việc thật sự phù hợp với năng lực của bản thân sinh viên, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên muốn có thêm thu nhập ngoài giờ học, ngoài giờ đi làm công việc chính thì công việc bán thời gian sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp với lịch trình học tập/lịch trình công việc của mình;
– Giúp cho các bạn sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống;
– Tốt cho các bạn sinh viên có thể mở rộng thêm mối quan hệ, từ đó có thêm nhiều cơ hội cho con đường sự nghiệp và công danh.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề làm việc không trọn thời gian. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của
– Người lao động làm việc không trọn thời gian được xác định là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc thời gian làm việc bình thường theo tuần hoặc thời gian làm việc bình thường theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định trong nội qui lao động;
– Người lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về vấn đề làm việc không trọn thời gian trong quá trình giao kết hợp đồng lao động;
– Người lao động làm việc không trọn thời gian vẫn sẽ được hưởng lương, bình đẳng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người lao động làm việc toàn bộ thời gian, bình đẳng về cơ hội, tuyệt đối không được thực hiện hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động làm việc không trọn thời gian và người lao động làm việc toàn bộ thời gian, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Vì vậy, người lao động làm việc không trọn thời gian, hay còn được gọi là làm việc bán thời gian vẫn sẽ được hưởng lương và bình đẳng giống như người lao động làm việc toàn bộ thời gian, vì vậy người lao động đó vẫn phải ký hợp đồng lao động.
Hay nói cách khác, sinh viên làm việc không trọn thời gian vẫn cần phải ký hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng lao động đối với sinh viên làm việc part-time.
2. Sinh viê làm part time có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Sinh viên làm part time vẫn ký hợp đồng lao động, vì vậy cho nên tùy vào thời gian và tùy thuộc tính chất công việc mà hợp đồng lao động có thể là loại xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về đối tượng áp dụng. Theo đó, người lao động được xác định là công dân Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ được xác định là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trong đó bao gồm cả loại hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Công dân làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và viên chức;
– Các đối tượng được xác định là công nhân quốc phòng, công nhân công an, những người làm công tác trong các lĩnh vực cơ yếu, tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc và công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công tác và làm việc trong công an nhân dân Việt Nam, những người làm công tác cơ yếu có hưởng lương giống như quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ công an nhân dân phục vụ trong quân đội và công an có thời hạn, học viên quân đội, học viên công an, lực lượng yếu đang được học tập và được hưởng các chi phí sinh hoạt;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, phù hợp với quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Những người được xác định là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở khu vực xã, phường, thị trấn.
Theo đó thì có thể nói, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ đủ 30 ngày trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên trên thực tế, những người làm công việc bán thời gian thì thông thường, thời gian làm việc của họ sẽ không đủ tháng. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định, đối với những người lao động không làm việc và không hưởng lương trong khoảng thời gian từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không cần phải đóng bảo hiểm xã hội. Khoảng thời gian này đồng thời cũng không được sử dụng để tính tiền thưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động, ngoại trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, nếu người lao động làm việc bán thời gian có tổng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ đủ 14 ngày trở lên trong tháng thì người lao động đó sẽ không cần phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Sinh viên làm việc part time ký hợp đồng cần có nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hoạt động thử việc, theo đó nội dung chủ yếu trong hợp đồng nói chung và hợp đồng part time nói riêng sẽ bao gồm thời gian thử việc và các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể bao gồm:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc, địa điểm mà người lao động sẽ cần phải làm;
– Mức lương dựa trên sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động;
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Trang bị bảo hộ lao động đối với người lao động trong quá trình làm việc.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng part-time, thì cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
THAM KHẢO THÊM: