Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản trong đó không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Điều này khác với sinh sản hữu tính, trong đó có sự giao phối giữa hai cá thể để tạo ra hợp tử mới. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực bao gồm?
Mục lục bài viết
1. Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực bao gồm?
Câu hỏi: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?
(1) Phân đôi.
(2) Tiếp hợp.
(3) Nảy chồi.
(4) Bào tử.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Đáp án: Chọn C
Hướng dẫn lời giải: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức là: phân đôi, nảy chồi và bào tử.
2. Sinh sản của vi sinh vật:
2.1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ:
* Phân đôi
– Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
Phân đôi của vi khuẩn
– Diễn biến: Khi hấp thụ và đồng hóa đủ chất dinh dưỡng, vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo hai tế bào vi khuẩn.
* Nảy chồi và tạo thành bào tử
Nảy chồi
Tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng màu tía
– Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn. Ví dụ: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
– Diễn biến: Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.
Tạo thành bào tử
– Ngoại bào tử: Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng. Ví dụ: Vi sinh vật dị dưỡng mêtan,…
– Bào tử đốt: Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng. Ví dụ: Xạ khuẩn,…
Bào tử đốt ở xạ khuẩn
– Nội bào tử: Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh cả tế bào.
Nội bào tử (có màu xanh lá cây) ở Bacillus subtilis
2.2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
* Sinh sản bằng bào tử
– Nhiều loài nấm mốc sinh sản vô tính bằng bào tử kín hoặc bào từ trần.
+ Bào tử kín: Bào tử được hình thành trong túi. Ví dụ: Nấm Mucor.
+ Bào tử trần: Bào tử không được hình thành trong túi. Ví dụ: Nấm Penicillium.
– Nhiều loài vi sinh vật sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
* Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi
– Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy chồi hoặc phân đôi. Ví dụ: Nảy chồi ở nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi ở nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).
Nảy chồi ở nấm men rượu
– Các tảo đơn bào như tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng đế giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là
A. sự tăng sinh khối của quần thể.
B. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
C. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
D. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể
Câu 2: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?
A. 9
B. 6
C. 8
D. 7
Câu 3: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ
B. 1,5 giờ
C. 2 giờ
D. 3 giờ
Câu 4: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha ?
A. 4 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 5 pha
Câu 5: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm – muộn như thế nào ?
A. Pha cân bằng – pha tiềm phát – pha lũy thừa – pha suy vong
B. Pha tiềm phát – pha lũy thừa – pha cân bằng – pha suy vong
C. Pha tiềm phát – pha cân bằng – pha lũy thừa – pha suy vong
D. Pha lũy thừa – pha tiềm phát – pha cân bằng – pha suy vong
Câu 6: Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự phân chia tế bào sẽ xảy ra ở bao nhiêu pha ?
A. 2 pha
B. 4 pha
C. 3 pha
D.1 pha
Câu 7: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào ?
A. Pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Câu 8: Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Pha cân bằng
B. Pha lũy thừa
C. Pha tiềm phát
D. Pha suy vong
Câu 9: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.
B. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.
C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.
D. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.
B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.
C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
Câu 11: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?
A. Pha cân bằng và pha lũy thừa
B. Pha tiềm phát và pha suy vong
C. Pha tiềm phát và pha cân bằng
D. Pha cân bằng và pha suy vong
Câu 12: Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì trong số các vi sinh vật dưới đây, vi sinh vật nào có thời gian thế hệ dài nhất ?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lao
C. Trùng giày
D. Vi khuẩn tả
Câu 13: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào ?
A. Đầu pha cân bằng
B. Cuối pha lũy thừa
C. Cuối pha cân bằng
D. Đầu pha suy vong
Câu 14: Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức
A. phân đôi.
B. nảy chồi.
C. tạo thành bào tử.
D. phân mảnh.
Câu 15: Mêzôxôm – điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn – có nguồn gốc từ bộ phận nào ?*+4
A. Vùng nhân
B. Thành tế bào
C. Tế bào chất
D. Màng sinh chất
Câu 16: Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử ?
A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
B. Xạ khuẩn
C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan
D. Nấm men rượu
Câu 17: Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng
A. bào tử đảm.
B. bào tử túi.
C. bào tử đốt.
D. ngoại bào tử.
Câu 18: Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính ?
A. Tảo lục và nấm men rượu rum
B. Nấm men rượu và trùng giày
C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn
D. Tảo mắt và nấm Mucor
Câu 19: Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào ?
A. Kitin
B. Peptiđôglican
C. Canxiđipicôlinat
D. Axit glutamic
Câu 20: Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật ?
A. Bào tử túi
B. Bào tử đốt
C. Ngoại bào tử
D. Nội bào tử
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | D | D | A | B | C | A | C | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | C | A | A | D | C | C | A | C | D |
THAM KHẢO THÊM: