Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?

Trong chương trình cấp Tiểu học, học sinh được làm quen với từ phức, từ ghép, từ láy và từ đơn. Nếu từ đơn chỉ được viết và hiểu qua nghĩa của một từ, thì từ phức được tạo nên bởi hai hay nhiều từ. Cùng tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của từ phức và cách nhận biết từ phức.

1. Khái niệm từ phức là gì?

Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Trên thực tế có hai loại từ, đó là từ đơn và từ phức. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép, có sự kết hợp của nhiều tiếng tạo nên nghĩa chung. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa, tạo ra từ mới nhờ các từ ban đầu.

Khi phân tách các tiếng trong từ ghép ra riêng lẻ thì các tiếng đó có thể không có nghĩa. Hoặc nét nghĩa thể hiện không đúng với nét nghĩa được hiểu trong từ ghép.

Đặc điểm của từ phức:

– Từ phức chính là từ ghép, khi nhìn nhận dưới góc độ phân biệt từ phức với từ đơn.

– Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành. Do đó, từ ghép hay từ láy chính là các dạng gọi tên cụ thể của từ phức.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,… Từ phức có thể tạo nên từ hai tiếng, cũng có thể từ rất nhiều tiếng.

2. Cấu tạo của từ phức:

Có 2 cách chính để tạo từ phức:

– Cách 1: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, có hơn 1 âm tiết, được gọi là các từ ghép.

– Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết, gọi là các từ láy.

Xét về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

– Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng. Được hiểu là các tiếng tạo thành từ phức thể hiện lớp nghĩa cụ thể.

+ Ví dụ: từ “vui vẻ”:

Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

– Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

+ Ví dụ: “lay láy” (Cả hai tiếng này khi đứng độc lập đều không có nghĩa rõ ràng).

– Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

+ Ví dụ: “xinh xắn”.

Xinh có nghĩa rõ ràng, thể hiện sự ưa nhìn, nét đẹp của sự vật. Còn xắn không có nghĩa rõ ràng khi đứng độc .

Kết luận:

Từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành, thể hiện ở số lượng từ. Nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ, mà thể hiện ý nghĩa của cả từ mới. Qua đó cũng đóng góp vào ý nghĩa của câu theo ngữ cảnh, ngữ nghĩa.

Các từ phức ở những ví dụ trên đây đều có nghĩa, thể hiện nét nghĩa của từ sau khi ghép các từ đơn lại với nhau. Và nghĩa của các từ thường khác với nghĩa của từng tiếng khi tách riêng ra.

Khi dùng từ phức, người ta chú ý dùng theo nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ đó. Cho nên việc xác định từ phức trong câu có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý truyền tải của câu.

3. Phân loại từ phức:

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy. Cách phân loại này được căn cứ trên nghĩa của từ và cấu trúc của từ.

3.1. Từ ghép là gì?

Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Như vậy, một từ ghép sẽ là từ phức, trong khi từ phức lại có thể không phải từ ghép.

Từ ghép bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau tạo thành nghĩa chung. Có thể phân loại từ ghép dựa trên các tiêu chí sau:

– Dựa trên tính hàm nghĩa của từ ghép:

Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

Ví dụ:

Từ ghép phân loại: Tức là thể hiện các nhóm nghĩa cụ thể, như nhà ngói, nhà tầng, biệt thự,…

Từ ghép tổng hợp: Mang nét xác định tổng thể, khái quát, không xác định cụ thể sự vật, hiện tượng. Như quần áo, nhà cửa, xe cộ,…

– Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép:

Dựa trên căn cứ này, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

+ Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng đứng trước được coi là tiếng chính, xác định nghĩa chung của từ ghép. Tiếng phụ bổ sung, làm rõ tiếng chính để xác định đối tượng, sự vật cụ thể. Tiếng trước nếu đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.

Ví dụ:

Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, để làm rõ một trong bốn mùa của năm.

Thịt gà – Gà bổ sung nghĩa cho Thịt. Nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể xác định loại động vật được nhắc đến là gì.

+ Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Đẳng thể hiện nét nghĩa, vai trò đóng góp như nhau trong câu. Khi tách riêng chúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, có nghĩa riêng của các từ đơn cấu tạo nên. Đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ. Mỗi tiếng đều mang đến vai trò cung cấp nghĩa riêng, nhưng thuộc cùng trường nghĩa để trở thành từ ghép.

Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…

3.2. Từ láy là gì?

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Từ láy và từ ghép là cách phân loại, để thấy được đặc điểm của từ phức.

Từ láy được sử dụng giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Mang đến các nét nghệ thuật trong thơ, ca, trong ý diễn đạt. Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ. Các từ láy cũng dễ nhận biết khi xuất hiện hay được sử dụng.

Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Thông qua từ láy mà tác giả nhấn nhá, giúp thấy được các mức độ, tính chất thể hiện. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh, sạch sành sanh, ríu ra ríu rít,…

Phân loại từ láy:

– Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. Tức là phần được láy lại là bộ phận của từ được xác định trong cấu trúc từ.

– Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba,láy tư,…. Nhìn vào các ví dụ trên, người đọc có thể hiểu được về cách phân loại này.

– Có từ láy tượng hình, trong khi có từ láy tượng thanh. Các từ láy giúp ta hình dung được hình ảnh, hay xác định được mức độ, cường độ âm thanh. Một số từ láy không được xếp vào hai loại này, thể hiện nét nghĩa riêng biệt của từ.

4. Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?

Dựa vào đặc trưng lặp phần âm hoặc vần người ta có thể nhận biết từ láy là gì. Các đặc điểm hình thành từ giúp ta xác định được đâu là từ ghép, đâu là từ láy. Cũng như qua đó xác định điểm khác biệt cơ bản giữa từ phức với từ ghép, giữa từ phức với từ láy. Tuy nhiên, trong tiếng Việt cũng có rất nhiều từ ghép gồm các tiếng giống nhau về âm vần nhưng lại không phải từ láy. Sự phức tạp của tiếng Việt đòi hỏi chúng ta phải phân tích, xác định nét nghĩa thể hiện trong câu.

Dưới đây hướng dẫn cách để phân biệt đối với các từ dễ gây nhầm lẫn.

Dấu hiệu 1: Xét nghĩa của các từ cấu tạo thành:

Từ ghép khi tách rời thành phần tiếng, sẽ tạo thành từ đơn có nghĩa hoàn chỉnh. Các từ đơn đều cung cấp cho ta ý nghĩa thể hiện, biểu thị của từ đó. Cũng như mang nét nghĩa cơ bản của từ.

Ví dụ: Con – cái, đồn – điền, đất – đai,…

Từ láy khi tách ra chỉ 1 từ đứng độc lập là có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa.

Ví dụ: long – lanh, đủng – đỉnh, man – mát, méo – mó,…

Như ví dụ này, từ méo có nghĩa trong khi từ mó lại không đảm bảo ý nghĩa thể hiện.

Dấu hiệu 2: Xét đặc trưng về tiếng của các từ cấu tạo thành:

Nếu hoàn toàn không có liên quan về âm vẫn giữa các tiếng tạo thành từ thì đó chắc chắn là từ ghép. Chúng ta hoàn toàn không thấy tính chất láy được thể hiện trong từ phức.

Nếu có giống nhau về âm hoặc vần thì không vội kết luận đó là từ láy mà kiểm tra lại theo dấu diệu 1. Phải xác định, phân tích nghĩa của các từ đơn cấu tạo nên từ phức đó.

Dấu hiệu 3: Vị trí các tiếng trong từ:

Hầu hết các từ ghép đều có thể đảo trật tự từ được, trong đó, nét nghĩa cơ bản gần như không thay đổi. Cho chúng ta hiểu được cơ bản ý nghĩa hình thành, tuy nhiên từ được đảo trật tự không được sử dụng phổ biến trong thực tế. Nhưng từ láy khi đảo thứ tự thì chúng hoàn toàn không có nghĩa.

Chẳng hạn từ ghép: mẹ cha – cha mẹ, cỏ cây – cây cỏ, đau đớn – đớn đau, ngây ngất – ngất ngây…. 

Qua các cách đổi trên ta đều hiểu được ý nghĩa thể hiện trong từ ghép.

Từ láy: long lanh thành lanh long không có nghĩa

Dấu hiệu 4: Trùng lặp về âm vần:

Từ có cấu tạo từ việc điệp lại toàn bộ âm vần chắc chắn là từ láy. Láy lại toàn bộ tiếng thứ nhất, trong khi cả từ phức cho ta nét nghĩa cụ thể về từ đó.

Ví dụ: Xanh xanh, ầm ầm, ào ào,… 

Đây là các từ láy tượng hình, tượng thanh đặc trưng được sử dụng trong thơ ca. Mang đến các nét sống động, đặc sắc và các mô tả trở nên có hồn hơn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )