Cung ứng séc trắng hiện nay được coi là một hoạt động phổ biến, đây là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các séc trắng cho các tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có nhu cầu sử dụng séc.
Mục lục bài viết
1. Séc trắng là gì?
Sec trắng hiện nay đã không còn là khái niệm quá xa lạ trong giới kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại thông tư
Thứ nhất, trong khi séc là giấy tờ có giá do người kí phát lập, ra lệnh cho người bị kí phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng, séc hay chỉ phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng tử của người chủ tải khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích tử tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm Séc thật số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản, thì sec trắng chỉ là loại chứng từ làm tiền đề và cơ sở để tạo ra sec, chưa có đầy đủ thông tin cơ bản, vì thế chưa có hiệu lực như sec.
Thứ hai, séc trắng bao gồm hai mặt, và khi điền thì cần phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, séc trắng không có tính thời hạn. Séc trắng thường được in thành tập, được ngân hàng in sẵn theo mẫu và có phần trống để người kí phát hành điền thông tin.
2. Quy định thủ tục đăng ký mẫu séc trắng?
Căn cứ theo Điều 10 của thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc (sau được sửa đổi bởi thông tư 30/2016/TT-NHNN sửa quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán), có ghi nhận cụ thể vfê thủ tục đăng kí mẫu séc trắng, về cơ bản thì sẽ trải qua những giai đoạn như sau:
Bước 1: Các chủ thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách thành lập theo quy định của pháp luật, các ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở trên lãnh thổ của Việt Nam, trước khi có nhu cầu phát hành séc trắng nhầm mục đích cung ứng ra ngoài thị trường cho khách hàng thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mẫu séc trắng. Thủ tục này sẽ được thực hiện tại Ngân hàng nhà nước. Theo đó thì các chủ thể muốn đăng ký mẫu thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến Ngân hàng nhà nước, nhìn chung thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký mẫu séc trắng phù hợp với quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung;
– Mẫu thiết kế tờ séc trắng, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, màu sắc và các yếu tố chi tiết khác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực thì cần phải xuất trình kèm theo bản chính để tiến hành hoạt động đối chiếu với giấy phép hoạt động của tổ chức cung ứng séc trắng, nếu trong trường hợp các tổ chức này thực hiện hoạt động đăng ký lần đầu.
– Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của trụ sở chính ngân hàng, nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng nhà nước.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ thì cơ quan nhà nước tiếp nhận tiến hành hoạt động xem xét và đánh giá hồ sơ. Trong trường hợp nhận được hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ Ngân hàng nhà nước thì chủ thể có thẩm quyền cần phải thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nếu như xét thấy cổng dịch vụ công gặp sự cố hoặc lỗi dẫn đến hiện tượng không thể tiếp nhận hồ sơ hoặc không thể trao đổi thông tin điện tử gây ra việc gián đoạn trong việc gửi và tiếp nhận, chào trả kết quả thì cần phải thông báo ngay cho chủ thể có nhu cầu.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thì ngân hàng nhà nước phải có văn bản xác nhận về việc đăng ký mẫu séc trắng cho các tổ chức cung ứng séc.
3. Quy định về những tổ chức có quyền cung ứng séc trắng:
Căn cứ Điều 24 của thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc (sau được sửa đổi bởi thông tư 30/2016/TT-NHNN sửa quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán) và Thông tư 17/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
– Tổ chức cung ứng séc trắng sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc ban hành quy định nội bộ hướng dẫn về việc cung ứng séc, hướng dẫn về việc thanh toán séc, hướng dẫn về việc đình chỉ thanh toán séc tại tổ chức đó phù hợp với quy định của pháp luật;
– Tổ chức cung ứng séc có quyền thỏa thuận với tổ chức cung ứng séc khác trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn tỉnh, thành phố về những vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật, có thể thỏa thuận về việc tổ chức thanh toán séc cho các khách hàng của hai bên, quy định về quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán séc, đồng thời thông báo và phổ biến cho khách hàng của mình thực hiện;
– Séc thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thực hiện như sau: Đối với các Trung tâm thanh toán bù trừ séc của Ngân hàng nhà nước, thì pháp luật hiện nay ghi nhận rằng việc thanh toán séc qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc được áp dụng quy trình thanh toán bù trừ do Ngân hàng nhà nước quy định. Còn đối với Trung tâm thanh toán bù trừ séc là tổ chức khác được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động, thì pháp luật hiện nay ghi nhận rằng thanh toán bù trừ séc được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức đó và các thành viên.
4. Quy định của pháp luật về vấn đề giao nhận và bảo quản séc trắng:
Theo quy định tại Điều 13 của thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc (sau được sửa đổi bởi thông tư 30/2016/TT-NHNN sửa quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán), có ghi nhận về in ấn và giao nhận cũng như bảo quản séc trắng như sau:
– Các chủ thể giữ vai trò là tổ chức cung ứng séc phải thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong việc tổ chức quá trình in ấn séc trắng với mục đích để cung ứng cho người sử dụng trên thị trường;
– Trước khi séc trắng được ấn và cung ứng để sử dụng trên thực tế phù hợp với quy định của pháp luật thì các tổ chúc giữ chức năng cung ứng séc phải tiến hành hoạt động đăng ký mẫu séc trắng và nộp mẫu tại ngân hàng nhà nước theo trình tự và thủ tục như đã phân tích ở trên. Việc giao nhận và bảo quản séc trắng phải được thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước về vấn đề giao nhận và bảo quản ấn chỉ quan trọng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 22/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc;
– Thông tư 30/2016/TT-NHNN sửa quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thông tư 17/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.