Viên chức suốt đời là gì? Việt Nam đã bỏ chế độ viên chức suốt đời? Sẽ không còn chế độ viên chức suốt đời? Trường hợp nào sẽ vẫn biên chế suốt đời?
Mục lục bài viết
1. Quy định về viên chức
Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức được phân loại như sau:
Thứ nhất, theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:
– Viên chức quản lý
– Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
2. Quy định về hợp đồng làm việc của viên chức
Hợp đồng làm việc của viên chức là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Theo quy định tại Điều 25 Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), hợp đồng làm việc của viên chức được xác định gồm hai loại như sau:
2.1. Hợp đồng làm việc có xác định thời hạn
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp sau:
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2.2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể thấy theo quy định hiện hành, chế độ viên chức theo
2.3. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng làm việc của viên chức
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2012/NĐ-CP (Sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP), viên chức ký hợp đồng làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập theo trình tự như sau:
Thứ nhất, viên chức được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn lần đầu với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Thời gian thực hiện chế độ tập sự (nếu có) được quy định trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Theo đó, tại Điều 27 Luật viên chức năm 2010 có quy định về chế độ tập sự như sau:
– Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
– Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
Thứ hai, sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của viên chức và căn cứ vào nhu cầu sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập để quyết định ký tiếp
Thứ ba, trường hợp viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
Thứ tư, trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
3. Quy định của pháp luật về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
3.1. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn hợp đồng làm việc
Tại Điều 28 Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) và Hướng dẫn tại Thông tư 15/2012/TT-BNV về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp hay tạm hoãn hợp đồng làm việc như sau:
Thứ nhất, thay đổi nội dung hợp đồng làm việc
Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc bằng việc tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng làm việc hoặc ký kết hợp đồng làm việc mới. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
Thứ hai, ký kết tiếp hợp đồng làm việc
Theo quy định, đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Thứ ba, tạm hoãn hợp đồng làm việc
Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể, tại Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng như sau:
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc
– Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động.
– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
– Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
3.2. Chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo quy định, viên chức chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác
Lưu ý:
Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Thứ hai, khi viên chức có quyết định nghỉ hưu
Thứ ba, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo quy định tại Điều 29 Luật viên chức năm 2010, việc chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được thực hiện như sau:
Một là, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
– Viên chức bị buộc thôi việc trong các trường hợp:
+ Bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc
+ Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Hai là, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
– Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.