Phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi huỷ thầu. Sau khi hủy thầu, đấu thầu lại có cần phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu không? Đấu thầu lại sau khi huỷ thầu.
Việc hủy thầu là việc mà không nhà thầu nào mong muốn xảy ra, tuy nhiên hiện tại ngoài 4 trường hợp hủy thầu theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp huỷ thầu
Theo Điều 17 luật đấu thấu năm 2013 thì các trường hợp hủy thấu được quy định như sau
– Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.
– Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu
Việc đầu thấu lại sau khi đã có căn cứ về việc hủy thầu tại Điều 17
1.Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.
Các trường hợp không được áp dụng các gói thầu, dự án bao gồm các trường hợp sau về đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp,tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu, nhà thầu đầu tư trong trường hợp đặc biệt, tham gia thực hiện cộng động.
3. Có cần phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi huỷ thầu?
Điều 34. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
– Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
– Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên.
-Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Như vậy sau khi có căn cứ về việc hủy thầu theo quy định của điều 17 của luật đấu thầu thì việc kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ được lựa chọn lại như cũ theo quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo điều 34
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 6/2016, Bệnh viện tôi có đấu thầu dịch vụ bảo vệ với hình thức đấu thầu rộng rãi, do Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng kết quả là không lựa chọn được nhà thầu do hồ sơ dự thầu không đáp ứng điều kiện tiên quyết. Xin Luật sư cho hỏi sau khi hủy thầu theo khoản 1 Điều 17 của
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Theo như bạn trình bày thì Bệnh viện thực hiện quy trình đấu thầu rộng rãi nhưng không lựa chọn được nhà thầu và Bệnh viện muốn tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được điều kiện thì quy trình đấu thầu rộng rãi vẫn sẽ được thực hiện như cũ.
Căn cứ Điều 20 Luật đấu thầu 2013 quy định đấu thầu rộng rãi như sau:
“Điều 20. Đấu thầu rộng rãi.
1.Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
2.Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.”
Vì thông tin bạn đưa ra không đầy đủ về phương thức đấu thầu một túi hồ sơ hay đấu thầu hai túi hồ sơ nên theo Luật đấu thầu 2013 thì trình tự, thủ tục đấu thầu rộng rãi theo hai phương thức sau:
Trường hợp thứ nhất, đấu thầu rộng rãi phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 Luật đấu thầu 2013:
Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Cụ thể, Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chi tiết:
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Lập hồ sơ mời thầu;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở thầu.
– Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
+ Xếp hạng nhà thầu.
– Thương thảo hợp đồng.
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Trường hợp thứ hai, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồi sơ theo quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu 2013:
Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Cụ thể Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chi tiết:
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
+ Lập hồ sơ mời thầu;
+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
– Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
+ Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
– Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
+ Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Xếp hạng nhà thầu.
– Thương thảo hợp đồng.
– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
“6. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.”
Như vậy, khi đấu thầu rộng rãi lại thì thời gian trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải điều chỉnh.
Luật sư tư vấn vấn đề lựa chọn nhà thầu qua tổng đài: 1900.6568
Về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi đấu thầu lại thì nếu trường hợp vẫn giữ nguyên kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũ thì sẽ không phải phê duyệt lại. Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho nội dung có điều chỉnh, bổ sung theo Điều 9 Thông tư
“Điều 9. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh, bổ sung.
1. Trường hợp cần điều chỉnh một số nội dung thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho nội dung điều chỉnh này mà không phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho nội dung khác đã được phê duyệt trước đó. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh phải được đăng tải trước ngày có thời điểm đóng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 117
2. Đối với phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, khi đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chỉ lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt cho phần công việc này mà không phải lập, trình duyệt, thẩm định, phê duyệt lại cho phần công việc khác đã được phê duyệt trước đó.”
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật dương gia ,nếu còn vướng mắc gì chưa rõ thì bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí theo số hotline: 1900.6568 để được luật sư và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giúp bạn.