Các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ? Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân? Mức xử phạt khi sang đường không xi nhan bao nhiêu tiền?
Ngày nay, khi tham gia giao thông đường bộ, để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét và đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập về xử phạt các hành vi vi phạm giao thông đường bộ trên thực tế. Hiện nay, các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại
Luật sư
1. Các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ:
Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ được quy định tại điều 9
– Thứ nhất: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
– Thứ hai: Các loại xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ:
Khi tham gia giao thông đường bộ, các chủ thể cần phải thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
– Đối với các chủ thể là người đi bộ luôn cần phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương tiện giao thông khi qua đường. Không sử dụng điện thoại, tai nghe và các thiết bị khác làm giảm tập trung.
– Khi các chủ thể tham gia giao thông đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện thì cần phải đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm cần bảo đảm chất lượng và được cài quay đúng quy cách.
– Đối với các chủ thể tham gia giao thông bằng ô tô thì hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
– Khi tham gia giao thông phương tiện phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ trên suốt đoạn đường đi.
– Các chủ thể tham gai giao thông không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe.
– Đến các điểm theo quy định pháp luật người lái xe phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
– Không tham gia lái phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia.
– Người lái xe không được chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
– Người lái xe phải luôn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lý các hình huống bất ngờ có thể xảy ra trên thực tế.
– Các chủ thể hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông.
– Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
– Khi có tín hiệu dừng xe của cảnh sát giao thông hay các cơ quan chức năng Nhà nước thì chủ phương tiện dừng xe và thực hiện theo đúng yêu cầu.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân:
Theo Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) được quy định cụ thể với nội dung như sau:
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ:
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm.
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có các quyền sau đây:
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền sau đây:
– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm.
– Áp dụng hình thức phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền sau đây:
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có các quyền sau đây:
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Mức xử phạt khi sang đường không xi nhan bao nhiêu tiền?
Khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Từ quy định trên, khi muốn chuyển hướng sang đường, người điều khiển phương tiện phải có tín hiệu báo hướng rẽ.
Nếu vi phạm hành vi này, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể mức phạt đối với lỗi không xi nhan được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Đối với ô tô:
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng) đối với phương tiện ô tô chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng đối với phương tiện ô tô chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
– Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Áp dụng hình thức phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.
Đối với xe máy:
– Xe máy chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Áp dụng hình thức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
– Xe máy chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.