Trong trường hợp đã góp vốn vào công ty nhưng vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó, cá nhân muốn rút vốn thì quy trình thực hiện việc rút vốn như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những bước của quy trình rút vốn là quyền sử dụng đất đã góp vào công ty.
Mục lục bài viết
1. Quy định về góp vốn công ty bằng quyền sử dụng đất:
Khoản 18 Điều 4
Riêng đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang công ty theo quy định pháp luật. Bởi riêng với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, khi tham gia góp vốn thì người góp vốn phải để công ty đứng tên và công ty mới là chủ của thửa đất đó. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất với tài sản góp vốn không phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020) .
Khoản 1 Điều 188
– Có Giấy chứng nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
– Đất không có “tranh chấp”;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất.
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khi góp vốn là quyền sử dụng đất vào công ty, cá nhân và tài sản góp vốn phải đảm bảo các điều kiện nêu trên mới có thể tiến hành thủ tục góp vốn vào công ty. Trình tự góp vốn theo các bước nêu ở mục 2 dưới đây
2. Trình tự góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty:
Các bước góp vốn là quyền sử dụng đất vào công ty được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định tài sản góp vốn là quyền đất
Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất phải do các thành viên công ty định giá theo nguyên tắc thống nhất hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Bước 2: Lập
Bước 3: Bản sao, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải chứng thực theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Bước 4: Thực hiện đăng ký biến động đất đai: Người thực hiện việc “góp vốn” chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai của UBND cấp huyện, thị xã hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sở tài nguyên môi trường. Bộ hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai: Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm TT 24/2014/TT-BTNMT
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn
+ Trích lục bản đồ địa chính
Văn phòng đăng ký đất đai xử lý hồ sơ và có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng đất (Công ty nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất). Kể từ thời điểm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty cũng đánh dấu hoàn tất quá trình góp vốn.
3. Quy định pháp luật về rút vốn là quyền sử dụng đất:
Vậy cá nhân muốn rút vốn là quyền sử dụng đất được giải quyết theo trình tự thủ tục ra sao? Trước hết pháp luật quy định rõ việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Nếu chấm dứt việc góp vốn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì vi phạm pháp luật về đất đai và Nhà nước thu hồi đất đó;
– Nếu bên nhận góp vốn hay bên góp vốn chuyển quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được thực hiện theo quyết định tuyên bố phá sản của Toà án nhân dân. Người chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Toà án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất vào mục đích đã được quyết định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp không có người thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã thành niên hay suy giảm năng lực hành vi dân sự thì được thừa kế theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
– Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể mà bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được chuyển nhượng theo thoả thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Trường hợp quá thời hạn góp vốn nhưng có thoả thuận của các bên để huỷ bỏ việc góp vốn thì bên góp vốn quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó cho thời hạn còn lại. Trong trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết nhưng bên góp vốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho bên nhận góp vốn được giao đất nếu có nguyện vọng;
4. Thủ tục rút vốn là quyền sử dụng đất đã góp vào công ty:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xoá vốn góp là quyền sử dụng đất
Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng vốn là quyền sử dụng đất đã góp vào công ty, trước hết chủ thể có nhu cầu thoái vốn cần lập hồ sơ sang tên vốn góp bằng quyền sử dụng đất. Hồ sơ xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định bao gồm:
– Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã hoàn thành thanh lý hợp đồng;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế và việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ có trách nhiệm thẩm tra giải quyết, nếu đáp ứng quy định của pháp luật thì tiến hành các thủ tục sau:
+ Xác nhận việc xoá cho thuê, cho thuê lại, xoá góp vốn vào Giấy chứng nhận theo quy định và bàn giao cho bên cho thuê, cho thuê lại, người góp vốn.
+ Các trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp thuộc trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất khi đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì cơ quan có thẩm quyền phải thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
Bước 3: Trả kết quả
Cuối cùng, bên nhận góp vốn được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là quy định pháp luật về trình tự rút vốn là quyền sử dụng đất đã góp vào công ty. Khi góp vốn vào công ty là quyền sử dụng đất, cá nhân nên cân nhắc kĩ lưỡng, mặt khác, việc nắm rõ trình tự quy định các bước rút vốn đã góp vào công ty góp phần giúp việc rút vốn được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn, để các nhân có thể đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật đất đai 2013.