Rửa tiền đã và đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng quốc tế quan tâm, vì nó gây hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
Rửa tiền đã và đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng quốc tế quan tâm, vì nó gây hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế.
Rửa tiền được hiểu là hành vi thông qua các nghiệp vụ tài chính, Ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản biết rõ do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế khác.
Chu trình hoạt động rửa tiền có thể được thực hiện qua nhiều công đoạn, với các thủ đoạn khác nhau. Mỗi hành vi cụ thể trong chu trình này đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một phần cần thiết của hoạt động rửa tiền nói chung. Dưới đây là một số hoạt động cụ thể của rửa tiền:
- Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm các khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có;
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;
- Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới về tiền và tài sản do phạm tội mà có;
Nguyên tắc phòng, chống rửa tiền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005: “ 1: Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lí rửa tiền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền,lợi dụng việc phòng, ngừa rửa tiền để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có lien quan. 2: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định khác”.
Cũng tại Nghị định này có quy định về các biện pháp phòng, chống rửa tiền chung:
- Xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ đảm bảo cho việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp với các quy định của các quy định hiện hành;
- Bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng, chống rửa tiền;
- Xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhập thông tin và thủ tục nhận biết khách hàng;
- Lưu giữ, cập nhập số liệu và báo cáo các giao dịch theo quy định;
- Kịp thời thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phân phối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong việc phòng, chống rửa tiền;
- Đào tạo nhân viên để nâng cao trách nhiệm của nhân viên trong việc phòng, chống rửa tiền;
Theo quy định tại Luật số: 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, thì tội rửa tiền được hiểu cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
+ Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
+ Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng , chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn;
+ Thu lợi bất chính;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
+ Tiền, tài sản có giá trị lớn hoặc đặc biệt lớn;
+ Thu lợi bất chính lớn hoặc đặc biệt lớn;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.