Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi, mục đích là để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung. Quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản tập trung như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Những đơn vị mua sắm tập trung:
Căn cứ Điều 68
(1) Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia: thuộc Bộ tài chính thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia, ngoại trừ thuốc.
(2) Đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia: thuộc Bộ y tế hoặc các đơn vị khác được Thủ tướng Chính phủ giao cho nhiệm vụ mua sắm tập trung thuộc (thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia).
(3) Đơn vị mua sắm tập trung của các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh: thuộc các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
(4) Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: sẽ quyết định theo thẩm quyền thực hiện mua sắm đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia, cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại, giao bổ sung nhiệm vụ cho một cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện có.
2. Quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản tập trung:
Theo quy định tại Điều 81
– Trách nhiệm thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn là các cơ quan, tổ chức, đơn vị ký hợp đồng mua sắm tài sản.
– Việc quyết toán kinh phí mua sắm tài sản tập trung được thể hiện:
(i) Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp mà cơ quan quản lý chương trình, dự án chuyển tiền cho đơn vị mua sắm tập trung để thanh toán cho nhà thầu: đơn vị mua sắm tập trung sẽ có trách nhiệm quyết toán với cơ quan quản lý chương trình, dự án.
(ii) Trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại mục (i) trên thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm quyết toán kinh phí mua sắm tài sản.
Lưu ý: việc quyết toán cũng như thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản tập trung sẽ thực hiện trên cơ sở quy định tại Hợp đồng mua sắm tài sản đã ký giữa các bên và theo quy định của pháp luật.
3. Các danh mục tài sản mua sắm tập trung bao gồm?
Tài sản mua sắm tập trung là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và đáp ứng các điều kiện quy định. Căn cứ Điều 71
(1) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
(3) Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia sẽ do Bộ tài chính ban hành.
(4) Trường hợp danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ y tế ban hành, gồm cả danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương.
(5) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc) sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Việc xây dựng và áp dụng danh mục tài sản mua sắm tập trung sẽ áp dụng trên nguyên tắc sau:
– Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia: sẽ được áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
– Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương: sẽ áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
– Tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương với danh mục tài sản mua sắm tập trung quốc gia lưu ý là sẽ không được phép trùng lặp.
4. Mẫu hợp đồng mua sắm tài sản tập trung:
Hiện nay, việc lập hợp đồng mua sắm tài sản tập trung sẽ có 02 hình thức:
Một là, theo hình thức ký thỏa thuận khung: cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký Hợp đồng mua sắm tài sản thì không được phép mua sắm tài sản đó và bị thu hồi dự toán nếu như quá thời hạn đơn vị mua sắm tập trung thông báo.
Hai là, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp: đơn vị mua sắm tập trung đàm phán, ký hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn.
Cụ thể dưới đây là mẫu hợp đồng ký trực tiếp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
HỢP ĐỒNG MUA SẮM TÀI SẢN
Số: ………
(Áp dụng cho trường hợp mua sắm theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp)
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu….
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……., tại ……., chúng tôi gồm có:
I. Nhà thầu cung cấp tài sản:
Tên đơn vị: ……….
Giấy đăng ký kinh doanh số: ……… ngày ……… do ………cấp.
Quyết định thành lập số: ……ngày ……của.
Mã số thuế: ………..
Đại diện bởi: ……., chức vụ…………
II. Đơn vị mua sắm tập trung:
Tên đơn vị: ………..
Quyết định thành lập số: ……… ngày ……… của ……….
Mã số quan hệ với NSNN: …………
Mã số thuế (nếu có): …………
Đại diện bởi: ………, chức vụ ……….
Hai bên thống nhất ký Hợp đồng mua sắm tài sản với các nội dung như sau:
Điều 1. Chủng loại, số lượng tài sản
1. Chủng loại tài sản mua sắm.
2. Số lượng tài sản mua sắm.
Điều 2. Giá bán tài sản
Giá bán tài sản tương ứng với từng loại tài sản tại Điều 1 của Hợp đồng.
Điều 3. Phương thức và thời hạn thanh toán
1. Phương thức thanh toán
2. Thời hạn thanh toán
Điều 4. Thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản
1. Thời gian giao, nhận tài sản
2. Địa điểm giao, nhận tài sản.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu cung cấp tài sản:
a) Quyền và nghĩa vụ bảo hành, bảo trì tài sản.
b) Quyền và nghĩa vụ đào tạo, hướng dẫn sử dụng tài sản (nếu có).
c) Quyền và nghĩa vụ khác.
2. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị mua sắm tập trung.
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.
Điều 6. Chế độ xử phạt do vi phạm hợp đồng
Hợp đồng này được làm thành…. bản có giá trị pháp lý như nhau: Đơn vị mua sắm tập trung, nhà thầu cung cấp tài sản (mỗi bên giữ 02 bản); gửi 01 bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản./.
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU | ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản công;
– Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.