Để tiến hành thu hồi đất của người dân, Nhà nước cần ra Quyết định thu hồi đất, vậy quyết định thu hồi đất này sẽ được áp dụng trong bao lâu, hiệu lực của quyết định thu hồi đất kéo dài trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp Nhà nước ban hành Quyết định thu hồi đất:
Có thể thấy, những năm trở lại đây, hoạt động thu hồi đất của Nhà nước diễn ra với tần suất thường xuyên và dày đặc. Đây là hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, thái độ của người dân bởi về bản chất thu hồi đất là việc Nhà nước “lấy lại đất của dân”, do đó, để ra được một Quyết định thu hồi đất cá nhân, tổ chức có thẩm quyền cần căn cứ vào những quy định của pháp luật cho phép được thu hồi đất, cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
Thứ hai, Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thứ ba, Nhà nước thu hồi do vi phạm pháp
Thứ thư, Nhà nước thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyên trả lại đất, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Như vậy, khi Nhà nước có một trong bốn căn cứ thu hồi đất nêu trên, Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi đất của người dân có đất đang sử dụng. Tuy nhiên, trước thời điểm ra quyết định thu hồi đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ra thông báo về việc thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và chậm nhất là 180 ngày đối với diện tích đất phi nông nghiệp mà người dân đang sử dụng thuộc diện thu hồi đất.
2. Quyết định thu hồi đất có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Để có thể trả lời câu hỏi Quyết định thu hồi đất có hiệu lực trong thời hạn bao lâu? trước hết cần tìm hiểu về nội dung cơ bản thể hiện trong Quyết định thu hồi đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người dân có đất bị thu hồi. Theo như nội dung được trình bày chi tiết tại mẫu Quyết định thu hồi đất hiện hành, có thể chỉ ra những thông tin cơ bản thể hiện trong Quyết định thu hồi đất gồm:
Thứ nhất, đối tượng thu hồi đất: Tại nội dung Quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền sẽ trình bày các nội dung liên quan như Nhà nước thu hồi bao nhiêu m2 đất? Diện tích đất bị thu hồi là của ai? Thửa đất bị thu hồi thuộc thửa đất và tờ bản đồ số bao nhiêu?…
Thứ hai, lý do Nhà nước thu hồi đất là gì? Tại quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do Nhà nước thu hồi diện tích đất. Lưu ý, lý do thu hồi đất của Nhà nước trình bày trong quyết định thu hồi đất phải trùng khớp, là một trong bốn căn cứ thu hồi đất quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức được nhà nước giao nhiệm vụ thu hồi đất là cơ quan, tổ chức nào? Nội dung này phải thể hiện được rõ về cơ quan, tổ chức thực hiện thu hồi đất sao cho đúng thẩm quyền và đúng theo quy định của pháp luật về cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ thu hồi đất trên thực tế.
Thứ tư, hiệu lực của Quyết định thu hồi đất: Giấy quyết định thu hồi đấy có hiệu lực kể từ ngày bao nhiêu? Ngày bao nhiêu có hiệu lực?)… Tại Quyết định thu hồi đất, cơ quan Nhà nước sẽ trình bày về ngày bắt đầu có hiệu lực của Giấy quyết định thu hồi đất.
Như vậy, trên cơ sở tìm hiểu khái quát về nội dung cơ bản của Quyết định thu hồi đất, có thể thấy Quyết định thu hồi đất không nêu cụ thể, rõ ràng một khoảng thời gian có hiệu lực của quyết định, thay vào đó, Quyết định thu hồi đất chỉ ghi nhận thông tin về thời gian bắt đầu có hiệu lực pháp luật của Quyết định thu hồi đất đó. Quy định này được lý giải bởi lý do sau: Có thể hiểu quá trình, công việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người dân có đất là một công việc khá phức tạp, nhiều bất đồng, thông thường người dẫn sẽ không đồng ý với quyết định thu hồi đất của Nhà nước, gây khó dễ cho hoạt động thu hồi đất của Nhà nước, do đó thời gian thực hiện thu hồi đất thường kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu của cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy, việc quy định hiệu lực của Quyết định thu hồi đất theo hướng mở nêu trên hoàn toàn là phù hợp với thực tiễn tiến hành hoạt động thu hồi đất ở nước ta giai đoạn hiện nay.
3. Khi người dân khiếu nại quyết định thu hồi đất, Nhà nước có dừng việc thu hồi đất khi có khiếu nại của người dân hay không?
3.1. Quyền tiến hành khiếu nại Quyết định thu hồi đất của người dân:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7
Khi người dân có đất bị thu hồi có đầy đủ căn cứ để cho rằng quyết định hành chính (Quyết định thu hồi đất) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có đất bị thu hồi sẽ là người tiến hành khiếu nại quyết định hành chính đó. Người khiếu nại sẽ tiếp hành khiếu nại lần đầu đến người ra quyết định thu hồi đất hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án để Tòa án tham gia, giải quyết theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3.2. Nhà nước có dừng việc thu hồi đất khi nhận được đơn khiếu nại của người dân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định rõ về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; hay vì mục đích phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng. Tuy nhiên, Nhà nước ta không quy định về việc có dừng thu hồi đất nếu người dân có đơn khiếu nại Quyết định thu hồi đất.
Bên cạnh đó, căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại có thể thấy:
Thứ nhất, trong trường hợp Nhà nước nhận được đơn khiếu nại của người dân về quyết định thu hồi đất, Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục tiến hành thu hồi đất theo đúng trình tự, thủ tục mà Luật đã quy định do việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại và thủ tục thu hồi đất được cho là hai thủ tục độc lập, không liên quan đến nhau.
Thứ hai, ngoài ra, trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền nêu rõ quyết định thu hồi đất trái pháp luật thì khi đó sẽ không thực hiện thu hồi đất và Nhà nước sẽ thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân có đất thu hồi theo thiệt hại thực tế do Quyết định thu hồi đất của Nhà nước gây ra (nếu có).
Tựu chung lại, Nhà nước sẽ không dừng việc thu hồi đất khi nhận được đơn khiếu nại của người dân. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa là việc người dân làm đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền là không có giá trị, thay vào đó, khi nhận được đơn khiếu nại của người dân có đất bị thu hồi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ vẫn tiếp tục giải quyết đơn khiếu nại đó, song song với nó là việc thu hồi đất vẫn được tiến hành bình thường, đúng tiến độ cho đến khi, quá trình giải quyết đơn khiếu nại trả lại kết quả nêu rõ là quyết định thu hồi đất bị khiếu nại đó là trái với quy định của pháp luật, thì khi đó Nhà nước sẽ dừng lại và không thực hiện thu hồi diện tích đất đó trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013 số
– Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2018;