Khiếu nại và tố cáo là một trong những phương thức thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân, góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc trong xã hội. Dưới đây là quy định của pháp luật về quyết định thành lập tổ công tác giải quyết đơn thư tố cáo của công dân.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thành lập tổ công tác giải quyết đơn thư tố cáo:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, có quy định cụ thể về việc giải quyết đơn thư tố cáo và xác minh nội dung tố cáo. Cụ thể như sau:
– Người giải quyết tố cáo sẽ tự mình tiến hành hoạt động xác minh hoặc thành lập tổ công tác giải quyết đơn tố cáo, xác minh tố cáo. Trong trường hợp thành lập tổ xác minh thì cần phải có từ hai người trở lên, trong đó một người giữ chức vụ làm tổ trưởng. Quyết định thành lập tổ công tác giải quyết đơn tố cáo và xác minh đơn tố cáo sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
– Trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho cơ quan thanh tra cung cấp hoặc các cơ quan và cá nhân khác tiến hành hoạt động xác minh nội dung tố cáo, thì cần phải được lập thành văn bản. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo cần phải được thực hiện theo quy định tại Luật tố cáo. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra, cơ quan và các cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo sẽ cần phải có trách nhiệm thành lập tổ xác minh theo quy định của pháp luật.
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/QĐ-… | …, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Đoàn (Tổ) công tác giải quyết đơn thư tố cáo, xác minh nội dung tố cáo
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số…/2019/NĐ-CP ngày …tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ …;
Căn cứ …;
Xét đề nghị của …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo, gồm: …
1. Ông (bà) … chức vụ … – Trưởng đoàn (Tổ trưởng);
2. Ông (bà) … chức vụ … – Thành viên;
Điều 2. Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo …
Thời gian tiến hành xác minh là … ngày, kể từ ngày ký quyết định này.
Đoàn (Tổ) xác minh thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a, b, c, khoản 2 Điều 11 của Luật Tố cáo.
Điều 3. Các ông (bà) …, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – … – Lưu: VT. | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) Họ và tên |
2. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của tổ công tác giải quyết đơn thư tố cáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, có quy định về vấn đề báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo. Cụ thể như sau:
– Tổ trưởng tổ xác minh xác cần phải thực hiện trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập tổ xác minh. Văn bản báo cáo gửi đến người ra quyết định thành lập tổ xác minh cần phải được đầy đủ các thành viên trong tổ xác minh đó đóng góp ý kiến và thảo luận, trình bày quan điểm trong quá trình xác minh;
– Báo cáo của tổ xác minh và kết quả xác minh nội dung tố cáo cần phải phản ánh đầy đủ các nội dung chính như sau:
+ Tóm tắt nội dung báo cáo trong quá trình xác minh;
+ Kết quả xác minh tử các nội dung tố cáo;
+ Nội dung giải trình của người bị tố cáo, người tố cáo;
+ Đề xuất đánh giá nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của từng cơ quan và cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo;
+ Kiến nghị xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong quá trình xác minh, đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các cơ quan và cá nhân trong xã hội. Báo cáo của tổ xác minh và kết quả xác minh nội dung tố cáo hiện nay đang được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là được thực hiện theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
– Trong quá trình tiến hành hoạt động xác minh, nếu phát hiện ra có các hành vi có dấu hiệu tội phạm, thì theo quy định của pháp luật, tổ trưởng tổ xác minh cần phải ngay lập tức báo cáo đối với người ra quyết định thành lập tổ xác minh đó. Người ra quyết định thành lập tổ xác minh sẽ cần phải thông báo kịp thời với người giải quyết tố cáo, để người giải quyết tố cáo xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật;
– Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo cần phải tiến hành thủ tục báo cáo những nội dung cần thiết với người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung. Báo cáo kết quả xác minh nội dung cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo,
– Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại hoạt động tố cáo, thì ngoài những nội dung nêu trên, trong báo cáo của tổ xác minh báo cáo đến chủ thể có thẩm quyền, cần phải nêu rõ các hành vi vi phạm pháp luật, sai lầm trong quá trình xác minh, những nội dung không phù hợp với việc giải quyết tố cáo, kiến nghị về việc xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo;
– Các cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước người giao nhiệm vụ xác minh về tính chính xác, khách quan và đầy đủ của báo cáo kết quả xác minh nội dung.
3. Tổ công tác làm việc trực tiếp với người tố cáo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, có quy định về vấn đề làm việc trực tiếp với người tố cáo. Cụ thể như sau:
– Người giải quyết tố cáo, tổ xác minh có thể làm việc trực tiếp với người tố cáo, người yêu cầu tố cáo sẽ tiến hành hoạt động cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và bằng chứng mà họ có được, từ đó sử dụng để làm rõ nội dung tố cáo. Người tố cáo sẽ phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về các nội dung tố cáo, hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết nội dung, cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo mà họ nắm được;
– Nội dung làm việc với người tố cáo cần phải được lập thành biên bản, biên bản đó cần phải có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo trên thực tế. Biên bản cần phải được lập ít nhất hai bạnphải ra một bản cho người tố cáo, sau đó tiếp tục lưu một bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo 0kg vào biên bản làm việc, người chủ trì làm việc và các thành viên khác của tổ xác minh cần phải ký vào biên bản và ghi rõ lý do người tố cáo 0kg. Biên bản làm việc cần phải được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
– Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo xuất phát từ lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập tổ xác minh, tổ trưởng tổ xác minh cần phải có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp đầy đủ các bằng chứng, giấy tờ, tài liệu, thông tin để làm rõ nội dung tố cáo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;