Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục? Chức năng nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá chất lượng tự giáo dục? Các bước triển khai hoạt động tự đánh giá?
Để đảm bảo và để nâng cao được chất lượng giáo dục đồng để xác nhận được mức độ của cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra ở trong từng giai đoạn nhất định thì các trường đại học, trường cao đẳng hay các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc vào loại hình công lập hay tư thục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân thì các trường đại học, trường cao đẳng sẽ phải thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục để thực hiện những mục đích trên.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục:
Tự đánh giá chất lượng giáo dục có thể được hiểu chính là quá trình của các cơ sở giáo dục tự xem xét và nghiên cứu dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện nhằm báo cáo về các tình trạng chất lượng giáo dục, tình trạng hiệu quả hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, nhân lực hoặc cơ sở vật chất và những vấn đề liên quan khác để cho các cơ sở giáo dục thực hiện tiến hành điều chỉnh những nguồn lực và điều chỉnh quá trình thực hiện nhằm để đạt được tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục sao cho đáp ứng được các mục tiêu đề ra của các cơ sở giáo dục đó, đáp ứng được các yêu cầu của
Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục là bước đầu tiên trong quy trình tự đánh giá.
Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục do chính Giám đốc hoặc là Hiệu trưởng trường học (sau đây ta gọi chung là Hiệu trưởng) quyết định thành lập.
Số lượng thành viên trong hội đồng tự đánh giá có số lượng thành viên là số lẻ và phải có ít nhất là 11 thành viên. Trong đó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phải là Hiệu trưởng trường và Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phải là Phó Hiệu trưởng trường. Còn lại các thành viên khác bao gồm có:
– Đại diện của Hội đồng trường hoặc đại diện của Hội đồng quản trị hoặc đại diện của Hội đồng khoa học và đào tạo;
– Đại diện của các đơn vị (phòng, trung tâm…) đảm bảo về chất lượng giáo dục;
– Trưởng của các phòng, ban, khoa, bộ môn;
– Giảng viên hoặc giáo viên có uy tín;
– Đại diện của các sinh viên, học sinh và đại diện của các tổ chức đoàn thể khác trong cơ sở giáo dục.
Trong Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phải có ban thư ký giúp việc và trong ban thư ký giúp việc đó phải có trưởng ban. Trưởng ban chính là trưởng đơn vị đảm bảo chất lượng giáo dục.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tự đánh giá là làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất.
2. Chức năng nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá chất lượng tự giáo dục:
– Chức năng của hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục: Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục có chức năng là triển khai tự đánh giá và chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động tại cơ sở giáo dục.
– Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục: Hội đồng tự đánh giá có những nhiệm vụ sau:
+ Có nhiệm vụ phổ biến các chủ trương triển khai tự đánh giá; nhiệm vụ giới thiệu các quy trình tự đánh giá, quy trình trao đổi kinh nghiệm tự đánh giá và nhiệm vụ yêu cầu những đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện;
+ Nhiệm vụ thu thập các thông tin, các minh chứng và rà soát những hoạt động, đối chiếu các kết quả đã đạt được với mục tiêu đề ra; thực hiện nhiệm vụ đánh giá mức độ đã đạt được, thực hiện xác định các điểm mạnh và các vấn đề còn tồn tại của cơ sở giáo dục; đưa ra đề xuất các kế hoạch cải tiến và kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục;
+ Thực hiện nhiệm vụ đối chiếu những kết quả đạt được với những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện và thực hiện nhiệm vụ viết báo cáo tự đánh giá;
+ Thực hiện nhiệm vụ công bố về báo cáo tự đánh giá trong nội bộ của cơ sở giáo dục;
+ Đưa ra kiến nghị về tổ chức, duy trì cơ sở dữ liệu của các hoạt động trong cơ sở giáo dục, đưa ra kiến nghị về vấn đề triển khai các hoạt động nhằm cải tiến và nâng cao về chất lượng giáo dục.
– Nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục: Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục có các nhiệm vụ sau đây:
+ Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ phân công các nhiệm vụ cụ thể cho từng người là thành viên trong hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục; thực hiện nhiệm vụ triệu tập và trực tiếp điều hành những phiên họp của Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục; thực hiện nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, thu thập minh chứng; thực hiện nhiệm vụ xử lý hay phân tích và viết báo cáo tự đánh giá; thực hiện nhiệm vụ giải quyết những vấn đề mà phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
+ Đối với Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục thì phải có nhiệm vụ trực tiếp điều hành Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục khi được chính Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục thực hiện uỷ quyền và phải tự chịu trách nhiệm về các công việc được sự phân công và uỷ quyền;
+ Đối với các uỷ viên trong Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phải có nhiệm vụ thực hiện các công việc do chính Chủ tịch Hội đồng phân công và phải tự chịu trách nhiệm về công việc mà mình được giao.
– Tất cả các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phải được trải qua quá trình tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục về các nội dung như sau: nội dung về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục; nội dung quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục; nội dung hướng dẫn tự đánh giá; nội dung kinh nghiệm tự đánh giá ở trong và ngoài nước; nội dung các kỹ thuật: như nghiên cứu hồ sơ và văn bản, phỏng vấn, quan sát hay thảo luận nhóm, điều tra và kỹ thuật viết báo cáo.
– Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục được phép đưa ra đề nghị Hiệu trưởng thuê các chuyên gia tư vấn giúp Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục triển khai hoạt động tự đánh giá. Các chuyên gia tư vấn đó phải có trình độ thạc sĩ trở lên, phải có hiểu biết về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, hiểu biết về nội dung tự đánh giá và những kỹ thuật cần thiết nhằm triển khai tự đánh giá.
3. Các bước triển khai hoạt động tự đánh giá:
Hoạt động tự đánh giá được triển khai qua các bước sau:
– Bước 1: Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục
+ Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục sẽ do cơ sở giáo dục lập lên
+ Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phải thể hiện được những nội dung sau đây: nội dung mục đích và phạm vi của đợt tự đánh giá chất lượng giáo dục; thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục; công cụ tự đánh giá; xác định những thông tin và thông tin minh chứng cần phải thu thập; nội dung dự kiến những nguồn lực và những thời điểm cần phải huy động những nguồn lực trong quá trình triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục; thời gian biểu.
– Bước 2: Thu thập các thông tin và những minh chứng
+ Thông tin được hiểu chính là những tư liệu mà được sử dụng nhằm hỗ trợ và minh họa cho những nhận định ở trong báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục. Những thông tin được thu thập từ những nguồn khác nhau nhằm đảm bảo được độ tin cậy và có tính chính xác.
+ Minh chứng được hiểu chính là các thông tin mà gắn với những tiêu chí nhằm xác định các mức độ đạt được của tiêu chí.
– Bước 3: Viết báo cáo tự đánh giá.
– Bước 4: Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ cơ sở giáo dục.
– Bước 5: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.