Quyết định Số 47/2004/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN
Về việc ban hành "Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp"
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11-6-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa – Thông tin;
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn và tổ chứcbiểudiễnnghệthuậtchuyênnghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29-4-1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Các quy định về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Thủ trưởng các Cục, Vụ, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin, các tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Quy chế hoạt động biểu diễn
và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
(Ban hành kèm theo
ngày 02-7-2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý
1. Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp bằng pháp luật.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân được quyền chủ động sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật; khuyến khích việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát triển nghệ thuật dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nghệ thuật thế giới và đưa ra nước ngoài biểu diễn những chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Biểu diễn và tổ chức biểu diễn chương trình, tiết mục, vở diễn có nội dung:
1.1. Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1.2. Kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc;
1.3. Truyền bá tư tưởng phản động, văn hóa đồi trụy, hành vi tàn ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam;
1.4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;
1.5. Xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc;
1.6. Xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân.
2. Biểu diễn và tổ chức biểu diễn chương trình, tiết mục, vở diễn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Quảng cáo mạo danh đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp; quảng cáo, giới thiệu không đúng chương trình, tiết mục, vở diễn không đúng người, đúng tên diễn viên hoặc thành tích nghệ thuật, danh hiệu nghệ thuật được Nhà nước phong tặng; để người không có trách nhiệm lên sân khấu trong khi diễn viên đang biểu diễn.
4. Thực hiện trong khi biểu diễn:
4.1. Tự tiện thay đổi động tác diễn xuất, phong cách biểu diễn nghệ thuật, thêm, bớt lời ca, lời thoại khác với nội dung và hình thức thể hiện đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép công diễn mà gây hậu quả xấu;
4.2. Lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi hoặc phát ngôn không đúng với chương trình, tiết mục, vở diễn đã được duyệt, cấp phép;
4.3. Dùng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát thật của mình;
4.4. Đối với loại hình nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc truyền thống, dân gian, xiếc, nghệ thuật cổ điển châu Âu: phục trang, hóa trang trái với thuần phong, mỹ tục, không phù hợp với đặc trưng loại hình nghệ thuật, không đúng với tính cách nhân vật và nội dung thể hiện giai đoạn lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật;
4.5. Đối với loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc hiện đại: hóa trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cạo trọc hoặc để tóc quá dài bù xù; trang phục hở hang, lộ liễu.
5. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật:
5.1. Cấp các loại giấy phép không đúng thẩm quyền;
5.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý không đúng chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568