Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Về việc ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý
của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 49/QĐ-TW, Quyết định số 51/QĐ-TW ngày 03/05/1999 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phân cấp quản lý cán bộ và Quy chế bổ nhiệm cán bộ;
Căn cứ Hướng dẫn số 17/HD-TCTW ngày 23/04/2003 của Ban Tổ chức – Ban Chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ khoản 2 của Điều 1 Quyết định 1947/2000/QĐ-BYT ngày 23/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tạm thời về phân cấp quản lý, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý khi xét bổ nhiệm.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Chánh Thanh tra – Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý
của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế
(Ban hành kèm theo
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, nguyên tắc chung
1. Các cấp uỷ Đảng trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cán bộ, viên chức bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chất và năng lực, bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của ngành trước mắt và lâu dài.
3. Xuất phát từ tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị, để xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị (được phân cấp) bảo đảm bảo đúng cơ cấu và chất lượng.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, quy hoạch cán bộ, tạo môi trường bình đẳng về điều kiện và cơ hội để đông đảo cán bộ, viên chức rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành.
5. Tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế phải bảo đảm các tiêu chuẩn do Đảng, Nhà nước quy định, đồng thời phải đạt tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định này. Đối với những đơn vị có khó khăn về nguồn nhân lực, Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét cụ thể, quyết định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Giám đốc, Viện trưởng, Phó Giám đốc, Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các Bệnh viện, Viện có giường bệnh.
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các Viện nghiên cứu.
3. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng bộ môn, Phó Trưởng bộ môn và tương đương của Đại học, Học viện, các Trường đại học, cao đẳng, trung học Y, Dược.
4. Giám đốc, Tổng biên tập, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các đơn vị Báo, Tạp chí, Truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Điều 3. Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô của từng đơn vị, Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể. Thông thường mỗi đơn vị trực thuộc Bộ có 1 cấp trưởng và có từ 2 đến 3 cấp phó phụ trách một số lĩnh vực công tác. Đối với một số đơn vị và trong những giai đoạn cần thiết Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định tăng cường thêm 01 đến 02 cán bộ lãnh đạo.
Chương 2
TIÊU CHUẨN CHUNG
Điều 4. Phẩm chất
Trung thành với Đảng, với dân tộc, kiên định với đường lối của Đảng, Nhà nước, chấp hành nghiêm pháp luật. Tận tụy phục vụ nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có ý thức tổ chức kỷ luật, đấu tranh tự phê bình và phê bình tốt. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đoàn kết, dân chủ, quy tụ được mọi người và được đồng nghiệp, tập thể tín nhiệm.
Điều 5. Năng lực
1. Có năng lực tham mưu, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
2. Có khả năng và kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ tốt cho công tác chuyên môn, chuyên ngành được giao.
Điều 6. Hiểu biết
1. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quan điểm của ngành Y tế, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao để vận dụng vào công tác quản lý, chỉ đạo của đơn vị.
2. Nắm chắc kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao, về nghiệp vụ quản lý, tổ chức triển khai tại cơ sở.
3. Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, các nước trong khu vực và hội nhập quốc tế.
Điều 7. Các điều kiện khác
1. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Đối với cấp lãnh đạo đơn vị, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; đối với cấp khoa, phòng và tương đương tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không nên quá 50 tuổi đối với nam và không nên quá 45 tuổi đối với nữ để có cơ sở tạo nguồn quy hoạch lâu dài đối với cấp lãnh đạo đơn vị.
3. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và có chứng chỉ ngoại ngữ ít nhất là 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức (trình độ quy định cụ thể ở từng chức danh).
4. Đối với cán bộ được xem xét bổ nhiệm cấp trưởng hoặc phó của đơn vị phải là cán bộ đã kinh qua công tác lãnh đạo, quản lý từ Trưởng, Phó Trưởng khoa, phòng hoặc tương đương chuyên viên chính trở lên thời gian ít nhất là 01 năm.
5. Đối với trường hợp đặc biệt, Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và quyết định.
Chương 3
TIÊU CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
MỤC I BỆNH VIỆN, VIỆN CÓ GIƯỜNG BỆNH HẠNG II, HẠNG I, HẠNG ĐẶC BIỆT
Điều 8. Giám đốc hoặc Viện trưởng
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ chính hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ trở lên (hạng I, hạng đặc biệt phải là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ ).
3. Lý luận chính trị: Cao cấp (Bệnh viện hạng II là trung cấp trở lên).
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên (Bệnh viện hạng II trình độ B).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 9. Phó Giám đốc hoặc Phó Viện trưởng
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ chính hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ chuyên môn:
a) Cấp phó phụ trách chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ trở lên (hạng I, hạng đặc biệt phải là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ).
b) Cấp phó phụ trách kinh tế: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế – tài chính. Tốt nghiệp đại học khác phải có chứng chỉ về quản lý kinh tế – tài chính.
3. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên (hạng đặc biệt phải là cao cấp).
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên (Bệnh viện hạng II trình độ B).
Điều 10. Trưởng khoa
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ chính hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ trở lên (hạng I, hạng đặc biệt phải là bác sỹ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sỹ, một số chuyên khoa đặc biệt có khó khăn về nhân lực phải là chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên).
3. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên.
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên (Bệnh viện hạng II trình độ B).
Điều 11. Phó Trưởng khoa
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ trở lên (một số chuyên khoa đặc biệt có khó khăn về nhân lực phải là Bác sỹ hoặc tương đương trở lên).
3. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên.
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên.
Điều 12. Trưởng phòng và tương đương
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ chính hoặc tương đương trở lên (một số đơn vị đặc biệt có khó khăn về nhân lực phải là bác sỹ hoặc tương đương trở lên).
2. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên (các phòng Tổ chức Hành chính – Quản trị, Tài chính – Kế toán, Vật tư – Thiết bị y tế và một số đơn vị đặc biệt có khó khăn về nhân lực phải là bác sỹ hoặc tương đương trở lên).
3. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên.
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên.
Điều 13. Phó Trưởng phòng và tương đương
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch bác sỹ hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ chuyên môn: Bác sỹ hoặc tương đương trở lên (các phòng Chỉ đạo chuyên khoa, quản lý Khoa học-Đào tạo, Kế hoạch tổng hợp, Quan hệ quốc tế phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên).
3. Lý luận chính trị: Trung cấp trở lên.
4. Có chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên trở lên hoặc chứng chỉ quản lý bệnh viện.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên.